Lịch sử Ngày Trái đất và những câu chuyện phía sau
(Dân trí) - Ngày Trái đất do Liên hợp quốc phát động, tổ chức vào ngày 22/4 hàng năm, nhằm khuyến khích các phong trào hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn thế giới, ngăn chặn các thảm họa do biến đổi khí hậu.
Vào ngày 22/4/1970, 20 triệu người trên toàn cầu đã cùng thực hiện Ngày Trái đất đầu tiên. Ý tưởng này được khơi nguồn từ sức mạnh của các cuộc biểu tình chống chiến tranh trong những năm 1960, và các vấn đề môi trường xung quanh đó
Denis Hayes, người tổ chức lễ kỷ niệm đầu tiên cho biết: "Bạn biết đấy, hồi đó chúng tôi chưa có internet, không có email, không có mạng xã hội, không có điện thoại di động.
Vào những năm 1960 khi những quốc gia bắt đầu phát triển thì một số vấn đề môi trường nảy sinh, điển hình là vụ tràn dầu ở Santa Barbara, sông Cuyahoga bốc cháy khiến môi trường bị đe dọa nghiêm trọng
Thông qua sự kiện này vấn đề môi trường đã trở thành tâm điểm của Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Khi đó, Thượng nghị sĩ bang Wisconsin, Gaylor Nelson là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên đi đầu phong trào này.
Ông ấy nghĩ rằng chúng ta cần phải làm một cái gì đó giống như các cuộc biểu tình chống chiến tranh để bảo vệ môi trường và đề xuất một chương trình giảng dạy về môi trường quốc gia", Hayes nhớ lại.
Hayes lần đầu tiên nghe nói về nỗ lực của thượng nghị sĩ khi xem một bài báo trên trang nhất trên The New York Times vào năm 1969. Ông bay từ Harvard, nơi ông là sinh viên luật, để gặp ông Nelson. Vào cuối cuộc họp của họ, Hayes đã chuẩn bị để tổ chức một phong trào ở New England bắt đầu từ các trường đại học.
Vài ngày sau, ông nhận được điện thoại từ chánh văn phòng của ông Nelson để mời đến và tổ chức ngày hội ở cấp quốc gia. Ông đã chuyển hướng từ việc chỉ đang là sinh viên đại học sang làm ở các tổ chức cộng đồng, do người dân địa phương dẫn đầu trên khắp đất nước.
Hayes nói: " Chúng tôi phải vận hành mọi thứ bằng máy quay phim khi ở thời điểm đó không có internet và các cuộc gọi đường dài thường rất tốn kém."
Chiến lược của chương trình là để mỗi thành phố tham gia và giải quyết các vấn đề cụ thể mà khu vực của họ phải đối mặt và thông qua các cuộc biểu tình người dân sẽ đoàn kết lại với nhau vào một ngày duy nhất để bảo vệ môi trường trên Trái Đất.
Bằng cách sử dụng báo, tạp chí và bưu phẩm để quảng bá thông tin, ước tính có khoảng 20 triệu người đã tham gia Ngày Trái đất đầu tiên. Đến năm 1990, đã có sự kiện Ngày Trái đất ở 144 quốc gia.
Ông Hayes khẳng định: "Ngày Trái đất rõ ràng là ngày lễ lớn nhất hành tinh. Chúng tôi đang phải đối mặt với một số vấn đề toàn cầu thực sự quan trọng - biến đổi khí hậu đã là một vấn đề trong chương trình nghị sự của chúng tôi, axit hóa đại dương, sự sụp đổ của nghề cá biển, các loài di cư có nguy cơ tuyệt chủng, v.v., những thứ mà không một quốc gia nào có thể tránh khỏi", ông Hayes cho biết thêm.
Ngày nay, nhờ một phần Ngày Trái đất diễn ra mà luật biến đổi khí hậu đã được thông qua. Năm 2016, Thỏa thuận Paris mang tính bước ngoặt đã được hơn 120 quốc gia ký kết vào Ngày Trái đất.