1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Lập bản đồ gene của một trong những sinh vật biển sâu khó nắm bắt nhất trên Trái đất

(Dân trí) - Trong nhiều thế kỷ, con mực khổng lồ bí ẩn đã trở thành tâm điểm của nhiều truyền thuyết kinh dị và là nỗi sợ hãi của các thủy thủ.

Lập bản đồ gene của một trong những sinh vật biển sâu khó nắm bắt nhất trên Trái đất - 1
Thông tin và nghiên cứu về mực khổng lồ vẫn là bí ẩn với các nhà khoa học.

Với thân hình dài bằng một chiếc xe buýt trường học và nhãn cầu có kích thước bằng bóng rổ, những chiếc xúc tu khổng lồ có thể tóm lấy con mồi cách xa tới 9 mét. Mặc dù có tỷ lệ khổng lồ, nhưng loài mực khổng lồ hiếm khi được con người nhìn thấy và chưa bao giờ được giữ sống trong điều kiện nuôi nhốt.

Cho đến mới đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Copenhagen và Viện Hải dương học Wood Hole đã và đang tiếp tục đi tìm câu trả lời. Họ bắt đầu với việc xây dựng trình tự toàn bộ bộ gene đầu tiên của thế giới về DNA của mực khổng lồ.

"Chúng ta có rất nhiều điều để tìm hiểu về thế giới sống. Phần lớn thế giới được bao phủ trong đại dương và chúng ta biết khá ít về biển sâu, nơi những loài động vật này sống. Môi trường của mực khổng lồ rất khác với chúng ta, chúng ta có thể tìm hiểu về cách chúng giải quyết những thách thức khi sống trong môi trường đó."", tác giả nghiên cứu Caroline Albertin thuộc Phòng thí nghiệm sinh học biển (MBL) tại Woods Hole nói.

Mặc dù được tìm thấy ở vùng biển sâu trên khắp thế giới, nhưng loài mực khổng lồ khó nắm bắt khiến chúng khó nghiên cứu. Cho đến ngày nay, sinh học, lịch sử sự sống và chu kỳ sinh sản của chúng phần lớn vẫn còn là một bí ẩn. Để bắt đầu ghép lại câu đố, các nhà nghiên cứu đã đưa ra so sánh với bộ gene của con người, cũng như bốn loài động vật chân đầu khác có bộ gene đã được giải trình tự. Động vật chân đầu được cho là đã tiến hóa độc lập với động vật có xương sống. Do đo sánh bộ gene của chúng có thể cung cấp bằng chứng cho điều này.

"Vì mực khổng lồ rất khó nghiên cứu, chúng tôi hy vọng so sánh bộ gene của chúng với các loài động vật chân đầu khác, như bạch tuộc, để hiểu rõ hơn về những động vật ít được nghiên cứu này", Albertin giải thích.

Về mặt gene, con mực khổng lồ trông rất giống các loài động vật khác. Nó có khoảng 2,7 tỷ cặp cơ sở DNA, làm cho bộ gene của mực khổng lồ có thể có kích thước bằng 90% so với người.

Khôi Nguyên

Theo IFL Science