1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

"Lạnh gáy" với giả thuyết: Vì sao người ngoài hành tinh chưa đến Trái Đất?

Minh Khôi

(Dân trí) - Nghiên cứu mới lý giải rằng các nền văn minh tiên tiến trong vũ trụ có thể chọn cách trì hoãn, hoặc tiến tới diệt vong, trước khi có cơ hội gặp được nhau.

Lạnh gáy với giả thuyết: Vì sao người ngoài hành tinh chưa đến Trái Đất? - 1

Sự tồn tại hay không tồn tại của người ngoài hành tinh vẫn là câu hỏi gây tranh cãi, và khiến các nhà khoa học đau đầu.

Tại sao Trái Đất chưa từng được người ngoài hành tinh đến thăm? Đây là câu hỏi quen thuộc, nhưng đã khiến các nhà khoa học bối rối và tranh cãi trong suốt nhiều thập kỷ.

Thế nhưng, có 2 nhà nghiên cứu đã đưa ra lời giải thích mà đến nay được xem là khả dĩ nhất, nhưng cũng không kém phần lo ngại, đó là: Các nền văn minh tiên tiến có thể đã trì hoãn có chủ đích, hoặc tiến tới diệt vong trước khi có cơ hội gặp được nhau.

Mọi nền văn minh đều đã sụp đổ

Giả thuyết mới cho rằng khi các nền văn minh trong vũ trụ phát triển tới một quy mô nhất định, họ đều không tránh khỏi một kết cục, đó là rơi vào "điểm khủng hoảng", nơi mà sự đổi mới không còn theo kịp nhu cầu về năng lượng. Và điều xảy đến tiếp theo là sự sụp đổ, diệt vong.

Các nhà nghiên cứu cho biết, con đường thay thế duy nhất là từ chối mô hình "tăng trưởng không thể khuất phục"- thứ mang lại khả năng duy trì trạng thái cân bằng, nhưng sẽ không cho phép nền văn minh mở rộng "tầm với" ra khắp các vì sao.

Lập luận này được công bố vào ngày 4/5 trên tạp chí Royal Society Open Science, như một lời giải thích cho Nghịch lý Fermi, từng được nhà vật lý đoạt giải Nobel Enrico Fermi đưa ra vào năm 1950 để thấy được sự mâu thuẫn giữa việc vũ trụ rộng lớn, nhưng lại không có sự sống ở bất kỳ đâu ngoài Trái Đất - điều mà theo ông là cực kỳ vô lý. "Vậy, những người khác ở đâu?", Fermi đặt câu hỏi.

Lạnh gáy với giả thuyết: Vì sao người ngoài hành tinh chưa đến Trái Đất? - 2

Bằng những nghiên cứu mới, các nhà khoa học cho rằng họ đã có thể trả lời cho thắc mắc này của Fermi. "Hai kịch bản, gồm sự thức tỉnh nội môi và sự sụp đổ của nền văn minh có thể là giải thích cho sự vắng mặt của các nền văn minh ngoài vũ trụ", Michael Wong, thuộc Viện Khoa học Carnegie và Stuart Bartlett, thuộc California Viện Công nghệ viết trong nghiên cứu, cho biết.

Hai người đưa ra giả thuyết của họ bằng cách nghiên cứu về sự tăng trưởng "siêu tuyến tính" của các thành phố. Hiểu một cách nôm na, nghiên cứu này cho rằng các thành phố đang tăng trưởng chóng mặt về quy mô, và đi kèm với đó là mức tiêu thụ năng lượng cũng tăng với tốc độ cấp số nhân.

Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến các cột mốc gọi là "điểm khủng hoảng" - hoặc điểm kỳ dị - thứ gây ra sự sụp đổ nhanh chóng về mặt tăng trưởng, kéo theo đó là sự sụp đổ, hay thậm chí nghiêm trọng hơn là kết thúc sự tồn tại của một nền văn minh, nghiên cứu cho biết.

"Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng một khi nền văn minh chuyển đổi sang một trạng thái có thể được mô tả như một thành phố toàn cầu hầu như được kết nối, nó sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng - thứ cuối cùng sẽ kết liễu nền văn minh đó", các nhà nghiên cứu cho biết.

Lựa chọn số 2: Từ chối cơ hội "gặp mặt" các nền văn minh khác?

Lạnh gáy với giả thuyết: Vì sao người ngoài hành tinh chưa đến Trái Đất? - 3

Trong luận điểm thứ 2, các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng để ngăn chặn sự diệt vong "được báo trước", một số nền văn minh có thể trải qua "quá trình đánh thức cân bằng nội môi", thông qua việc chuyển hướng từ sự tăng trưởng không giới hạn trên các vì sao, sang một hệ sinh thái ưu tiên phúc lợi xã hội, phát triển bền vững, hài hòa với môi trường.

Mặc dù những nền văn minh như thế có thể không từ bỏ hoàn toàn việc khám phá không gian, nhưng rõ ràng là họ sẽ không thể mở rộng trên quy mô đủ lớn để có thể tiếp xúc với chúng ta - những người có lẽ nằm ở khoảng cách xa hàng triệu năm ánh sáng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học nhấn mạnh rằng gợi ý của họ chỉ đơn giản là một giả thuyết, được lấy cảm hứng từ việc quan sát các quy luật dường như chi phối sự sống trên Trái Đất, và được đưa ra để tranh luận.

Một giả thuyết khác được công bố vào ngày 4/4 trên Tạp chí Vật lý Thiên văn cho rằng với quy mô vũ trụ, có thể mất tới 400.000 năm để gửi được một tín hiệu từ nền văn minh này đến một nền văn minh khác. Nếu như con số này là chính xác, thì những bước tiến của con người trong lĩnh vực khoa học vũ trụ mới chỉ đi được một quãng đường cực kỳ ngắn ngủi.