Quảng Trị:

Lan hồ điệp được trồng thành công trên đỉnh núi hơn 1.000 m bằng công nghệ cao

(Dân trí) - Sau khi thử nghiệm thành công các giống hoa có giá trị kinh tế, nguồn gốc từ Hà Lan: như lily, tulip, Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ (Sở KH-CN tỉnh Quảng Trị) tiếp tục thử nghiệm giống hoa lan hồ điệp cao cấp trên đỉnh đèo Sa Mù, có độ cao hơn 1.000m.

Sau 15 tháng nhân trồng, hiện 15.000 cây lan hồ điệp sinh trưởng tốt lá xanh mướt, dài từ 20-30cm. Khu vực đèo Sa Mù, huyện Hướng Hóa được đánh giá có khí hậu và điều kiện lý tưởng để trồng các loại hoa này.

Lan hồ điệp phát triển tốt tại Quảng Trị.

15.000 cây lan hồ điệp được chăm sóc hoàn toàn tự động bằng các cảm biến, với quy trình theo dõi nghiêm ngặt.

Lan hồ điệp được trồng thành công trên đỉnh núi hơn 1.000 m bằng công nghệ cao -

Nhóm nghiên cứu khảo sát sự phát triển của lan hồ điệp tại trung tâm.

Theo ông Đào Ngọc Hoàng - Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ (Sở KH-CN Quảng Trị), sau một thời gian trồng trong nhà kín, hiện 15.000 cây lan hồ điệp sinh trưởng tốt, lá xanh mướt, dài từ 20-30cm.

Lan hồ điệp được trồng thành công trên đỉnh núi hơn 1.000 m bằng công nghệ cao - 2

Những cây lan hồ điệp sinh trưởng tốt.

15.000 cây gồm 8 giống cho các màu sắc khác nhau, được nhập từ Đài Loan. Vườn lan này được trồng và chăm sóc ở trạm nghiên cứu đặt tại đèo Sa Mù, cao hơn 1.000 m.

Lan hồ điệp được trồng thành công trên đỉnh núi hơn 1.000 m bằng công nghệ cao - 3

Lan hồ điệp được cho là loài hoa cao cấp, mang lại giá trị kinh tế.

Nói về công nghệ chăm sóc, ông Hoàng cho hay, vườn lan được kiểm soát bằng công nghệ 4.0, tự động hoàn toàn. Vườn có cảm biến đo độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng… kết nối bằng internet. Mái che, quạt, hệ thống phun sương… sẽ tự động điều chỉnh khi có sự thay đổi của môi trường bên ngoài.

Lan hồ điệp được trồng thành công trên đỉnh núi hơn 1.000 m bằng công nghệ cao - 4

Các thiết bị theo dõi nhiệt độ, độ ẩm...

Ông Đào Ngọc Hoàng - Giám đốc Trung tâm cho biết, với những kết quả bước đầu đạt được, có thể khẳng định lan hồ điệp thích nghi tốt với môi trường tại đèo Sa Mù.

Lan hồ điệp được trồng thành công trên đỉnh núi hơn 1.000 m bằng công nghệ cao - 5

Cây lan có chiều cao từ 20-30 cm.

Lan hồ điệp được trồng thành công trên đỉnh núi hơn 1.000 m bằng công nghệ cao - 6

Lan được trồng trong nhà kín, ở nơi có khí hậu mát mẻ trên đèo Sa Mù.

Vườn lan ra hoa và dự kiến đưa ra thị trường cung cấp vào tết Nguyên đán 2020. Trung tâm này đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình và sẽ chuyển giao công nghệ cho người địa phương.

Lan hồ điệp được trồng thành công trên đỉnh núi hơn 1.000 m bằng công nghệ cao - 7

Dự kiến vài tháng nữa, những cây lan hồ điệp được đưa ra thị trường.

Khảo sát thực tế tại đèo Sa Mù, nhóm nhà khoa học, giảng viên của trường ĐH Nông lâm Huế đánh giá, điều kiện khí hậu và đất đai ở khu vực này tương đối phù hợp để có thể thử nghiệm nhiều loại cây có giá trị kinh tế. Sắp tới sẽ cùng Trung tâm nghiên cứu của Sở KH-CN Quảng Trị nghiên cứu kỹ hơn.

Đ. Đức

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm