1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Lần đầu tiên tạo ra mực trong suốt nhờ kỹ thuật chỉnh sửa gene

Trang Phạm

(Dân trí) - Các nhà khoa học cho biết đã loại bỏ một gene sắc tố đặc biệt ở loài mực có tên Doryteuthis pealeii khiến con non trở nên gần như trong suốt khi mới nở.

Lần đầu tiên tạo ra mực trong suốt nhờ kỹ thuật chỉnh sửa gene - 1
Hình ảnh mực Doryteuthis pealeii (bên dưới) sau khi đã được can thiệp với kỹ thuật chỉnh sửa gene.

Thành tựu này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm sinh học biển (MBL), một cơ quan của Đại học Chicago, do nhà khoa học cấp cao MBL Joshua Rosenthal và Nhà khoa học MBL Karen Crawford dẫn đầu. Họ đã chỉnh sửa bộ gene của mực Doryteuthis pealeii để loại bỏ một gene sắc tố trong mắt và trong các tế bào da.

Lần đầu tiên mực ống trong suốt được tạo ra bằng cách biến đổi gene (Vietsub Nguyễn Hiếu)

"Công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 hoạt động thực sự tốt với mực Doryteuthis pealeii. Nó có hiệu quả rất đáng ngạc nhiên", Rosenthal cho biết. "Đây là bước đầu tiên quan trọng đối với khả năng loại bỏ các gene trong các động vật chân đầu để giải quyết một loạt các câu hỏi sinh học trong tương lai”.

Khó khăn duy nhất đến từ việc cố gắng đưa hệ thống chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9 vào bên trong phôi mực khi chúng được bảo vệ bởi lớp ngoài khá vững chắc. Để khắc phục điều này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một số chiếc kéo siêu nhỏ đặc biệt có thể kẹp bề mặt trứng và trượt thuốc thử bằng kim thạch anh.

Doryteuthis pealeii là một sinh vật nghiên cứu đặc biệt quan trọng trong sinh học đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu trong gần một thế kỷ. Trong khi đó, động vật chân đầu nói chung là một nguồn đáng chú ý cho các nhà khoa học nhờ khả năng độc đáo của chúng, từ ngụy trang đến khả năng mã hóa thông tin di truyền. Hiểu được những kỹ năng này cho phép các nhà khoa học mở ra ra nhiều cánh cửa cho một loạt các lĩnh vực, từ y học, robot, vật liệu mới lạ và trí tuệ nhân tạo.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm