Làm thế nào mà lõi của sao Diêm Vương lại có băng?
(Dân trí) - Các mô phỏng khí hậu mới giúp giải thích cách mà lõi của Sao Diêm Vương-hình thành đồng bằng băng, (ở phía dưới bên phải trong hình) có những thiên hà dày đặc nitơ và carbon monoxide.
Một số trong những thiên hà, lần đầu tiên được nhìn thấy bởi phi thuyền New Horizons trong tháng Bảy, làm cho băng lưu thông như vật chất trong một ngọn đèn dung nham.
Hiện nay, các nhà khoa học tạo ra các mô hình mô phỏng hoàn lưu khí quyển trên hành tinh lùn trong 50.000 năm qua (chỉ 200 vòng quỹ đạo quanh mặt trời đối với Pluto) để tìm hiểu các sông băng lúc đầu đã hình thành như thế nào.
Lúc bắt đầu các mô phỏng, các nhà nghiên cứu đã bao phủ khắp sao Diêm Vương những lớp băng nitơ, carbon monoxide, và methane dày vài mm; sau đó, bề mặt của hành tinh và khí quyển này đã tiến triển giống như quả cầu băng đi qua từng quỹ đạo.
Nếu Pluto là một hình cầu hoàn toàn trơn tru, nó sẽ phải hoặc là một vùng cố định của băng nitơ tại đường xích đạo hoặc là các chỏm băng theo mùa ở các cực của nó. Nhưng nó trông không giống hành tinh của ngày nay. Các nhà nghiên cứu báo cáo trực tuyến trên tạp chí Nature: khi các nhà nghiên cứu thêm địa hình thực tế cho các mô hình, bao gồm đồng bằng băng sâu 4 cây số và hai miệng núi lửa lớn khác, các lưu vực dần dần giữ lại khí nitơ, carbon monoxide, và nhiều khí methane của Pluto. Đó là bởi vì bầu khí quyển loãng của hành tinh lùn là dày nhất ở độ cao thấp nhất, ở vị trí này quá trình đóng băng hiệu quả nhất.
Ngoài việc giải thích các mô hình hiện tại của băng trên bề mặt của sao Diêm Vương, các mô phỏng mới cũng làm sáng tỏ về những thay đổi đáng kể trong áp suất khí quyển của sao Diêm Vương được quan sát trong những năm gần đây.
Các mô hình của nhóm nghiên cứu cho thấy rằng trong thập kỷ tới, áp suất khí quyển của hành tinh lùn sẽ giảm và băng giá hiện thấy ở bán cầu bắc của sao Diêm Vương sẽ biến mất. Các nhà nghiên cứu nói: nếu điều đó xảy ra thì đây sẽ là một bằng chứng tối quan trọng của mô hình của họ.
Trần Nhung (Theo sciencemag)