Làm thế nào để vượt qua nỗi xấu hổ?

(Dân trí) - Bạn đã bao giờ hỏi một người phụ nữ: “Chị đang mang thai có phải không?”. Và cô ấy trả lời với một cách khó chịu và cộc lốc “Không? Ngay sau đó, bạn chỉ muốn có một lỗ nẻ để chui xuống cho đỡ xấu hổ?

Làm thế nào để vượt qua nỗi xấu hổ? - 1

Tôi đã từng trải qua cảm giác như thế, và tôi đã sợ phạm một lỗi xã hội khác kể từ đó.

Một nghiên cứu mới đây có thể có một mẹo hữu ích để đối phó với nỗi sợ hãi sự bối rối.

Kể từ sự cố “Chị mang thai có phải không?”, tôi đã kiềm chế không hỏi người khác liệu họ có thai hay không nữa.

Tôi đã tránh nói bất cứ điều gì về ngoại hình của mọi người, thực ra - đó có lẽ là một điều tốt.

Trong một số trường hợp, giống như việc làm xấu hổ mà tôi gây ra với câu hỏi vô tình của tôi, việc nên làm là giữ kín mồm miệng.

Nhưng ở những người khác, có lẽ nỗi sợ làm chính bản thân mình xấu hổ đã trở nên áp đảo và chúng đã trở thành “thói quen” tồn tại song song cùng các hoạt động hàng ngày.

Ví dụ, lo ngại về sự xấu hổ có thể xảy ra là lí do nghiêm trọng và phổ biến khiến mọi người ít dám đặt câu hỏi trong các cuộc họp công cộng hoặc khi khám bác sĩ phụ khoa khi kiểm tra những vấn đề quan trọng.

Làm thế nào để có thể vượt qua nỗi sợ hãi như vậy? Nghiên cứu mới - hiện đã được đăng trên tạp chí Động lực và Cảm xúc - có thể đã tìm ra câu trả lời.

“Diễn viên” và “Khán giả”

Nghiên cứu mới đề xuất: Chìa khóa để đối phó với một nỗi sợ hãi áp đảo rằng mình sẽ bị xấu hổ hoặc làm nhục trước công chúng có thể nằm trong quan điểm của bạn.

Ví dụ, khi bạn đọc giai thoại ở trên, bạn có thể đặt mình vào vị trí của tôi và thấu cảm với vị trí của một “diễn viên” như tôi - nghĩa là với tôi, nó thật là vô duyên và ngu ngốc.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có khả năng giới hạn bản thân mình theo một quan điểm khách quan hơn, chẳng hạn như người đọc tin bài này?

Nếu bạn lường trước quan điểm của người nghe mỗi khi bạn tưởng tượng ra một tình huống xã hội có các nguy cơ xấu hổ tiềm ẩn, điều đó có nghĩa là bạn sẽ làm được.

Đây là cách các nhà nghiên cứu - người đứng đầu là Li Jiang, từ Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh, PA - đã đi đến kết luận này.

Nghiên cứu về sự xấu hổ

Jiang và các đồng đội đã thực hiện ba thí nghiệm, mỗi thí nghiệm đều liên quan đến một quảng cáo có tình huống xấu hổ.

Trong thử nghiệm đầu tiên, người tham gia đã phải xem một quảng cáo trong đó có người “xì hơi” trong một lớp học yoga. Các quảng cáo thứ hai đưa ra các đặc điểm cho những người đang tìm kiếm phương pháp kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thứ ba là một kịch bản mà một người đã vô tình “xì hơi”khi đang trong một khung cảnh rất lãng mạn.

Các nhà nghiên cứu hỏi những người tham gia về cảm nhận của họ trong tất cả ba tình huống này, cũng như kiểm tra phản ứng của họ. Những người tham gia được hỏi về mức độ mà họ nhận ra một phần của mình trong diễn viên và mức độ họ chấp nhận sự việc dưới góc độ là người xem.

Nghiên cứu cho thấy những người dựa trên quan điểm của một diễn viên có khuynh hướng hiểu rõ hơn về tình huống xã hội, nhưng khi những người tham gia cố gắng chấp nhận những sự việc trên dưới góc nhìn là người xem thì mức độ đồng cảm giảm đi nhiều.

Do đó, tự đào tạo mình là một người “khán giả”, không phải là “diễn viên”, trong những tình huống có khả năng xấu hổ mà bạn tưởng tượng có thể giảm đáng kể mức độ khó chịu và giúp bạn tránh được những sự xấu hổ không đáng có hiệu quả hơn.

Tác động tiềm ẩn đối với người tiêu dùng

Nhà nghiên cứu Jiang giải thích: Những phát hiện này có ý nghĩa sâu sắc trong tâm lý học tiếp thị,.

Bà cho biết: “Tránh sự lúng túng, tạo cơ sở cho những nỗ lực nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua nhiều loại sản phẩm, từ các chất tẩy rửa có thể giải quyết vết bẩn ở vòng quanh cổ áo của ai đó, chất lỏng rửa chén có thể loại bỏ các vết bẩn trên đĩa.

Nghiên cứu của chúng tôi có liên quan đến những tình huống mà các nhà tiếp thị muốn giới thiệu cho người tiêu dùng trước nỗi sợ hãi sự bối rối và khuyến khích họ hành động để có thể tránh sự lúng túng đó”.

“Tình trạng lúng túng ngăn cản chúng ta đặt ra những câu hỏi về những gì chúng ta nên làm, ví dụ, về các khoản nợ thế chấp gia tăng hoặc lời khuyên khi mang thai ngoài kế hoạch.”

Và bà kết luận: “Trong nhiều trường hợp, nếu chúng ta muốn tự cứu lấy bản thân, và những người khác, chúng ta phải vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình trong bối cảnh xã hội”.

Hoàng Hằng

Theo Medical News Today