1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Làm thế nào để ngừa chứng ngừng thở lúc ngủ?

(Dân trí) - Gs Robert Poirrier, ĐH Liège (Bỉ), vừa trình làng một kết quả nghiên cứu mới của ông, một nghiên cứu cơ bản nhưng với những ứng dụng rất thực tiễn.

Ở Việt Nam, thỉnh thoảng ta có dịp thấy, trong các buổi trưa hè, một người đàn ông (bệnh này phổ biến hơn ở nam giới), nằm ngủ trên võng, ngoài hiên, miệng há to, ngáy như sấm. Đấy là thí dụ tiêu biểu về sự báo hiệu của chứng ngừng thở lúc ngủ. Một số nghiên cứu cho thấy là dân Á Châu có nhiều khả năng mắc chứng bệnh này mà nguyên nhân là do chính là cấu trúc của xương hàm.

Chứng ngừng thở lúc ngủ là do đường dẫn khí quản hẹp. Hẹp vì nhiều lý do vì cấu trúc bẩm sinh của xương hàm, vì thừa cân hay vì cơ nhão đi lúc lớn tuổi nên cơ và mỡ lấn đường khí quản.

Trị ngừng thở lúc ngủ nặng phải phẫu thuật, phẫu thuật đường tai mũi họng hay phẫu thuật cắt xương hàm hay khó theo đuổi (dùng máy trợ thở mỗi đêm trong suốt đời) – chứ hiện không có thuốc nào trị bệnh ấy.

Vậy chứng ngừng thở lúc ngủ có phòng ngừa được hay không?

Nghiên cứu ở ĐH Liège theo dõi 154 trẻ trong vòng 15 năm, quan sát và đo độ phát triển của xương sọ và xương hàm mặt bằng céphalométrie – đo xương sọ - par tia X, với sự tiếp sức của những bác sĩ răng-hàm-miệng, GS Poirrier khám phá ra rằng cấu trúc hàm miệng gồm những phần cố định từ lúc trẻ chào đời – xương chondrocranium – trong khi phần membrane bone còn có thể thay đổi được vì chúng phát triển cho tới 10 – 12 hay có khi 14 tuổi.

Có thể “tạo ảnh hưởng” trên những xương membrane bằng cách cho trẻ bú mẹ lâu hơn, sau đó chọn thức ăn cứng bắt chúng nhai nhiều hơn, can thiệp trên răng chữa răng hô hay răng móm, hay can thiệp để trẻ chỉ thở bằng mũi chứ không thở bằng miệng.

Những cách này Christian Guilleminaut (ĐH Standford) đã đề cập đến từ nhiều năm rồi. Nhưng đặc điểm của nghiên cứu ở Liège là đã áp dụng các cách thức nói trên, theo dõi và đo diễn biến của xương hàm của trẻ, mỗi năm. Mang bằng chứng cho những suy luận trước đó.

Những phương thức nuôi trẻ, vừa kể trên, hoàn toàn không có hại cho trẻ, còn tốt hơn là khác, vì trẻ, và mẹ bé, được theo dõi thường xuyên, ít nhất là mỗi năm một lần, và mỗi lúc mà gia đình các bé cần.

Làm thế nào để ngừa chứng ngừng thở lúc ngủ? - 1

Ở đây không bàn tới những tiện ích và giá trị của sữa mẹ, chỉ trên khía cạnh cơ học thôi thì khi bú mẹ, trẻ phải sử dụng cơ miệng nhiều hơn vì sữa mẹ chảy chậm. Ngực của mẹ - một cách tự nhiên - đè trên lưỡi của trẻ, trẻ phải điều khiển liên tục cho lưỡi đi lên xuống đến chạm trần vòm họng theo nhịp bú và như thế làm săn chắc cơ nối lưỡi – như tập thể dục cho cơ đó. Quen như thế cơ nối lưỡi sẽ không lười biếng hay bị động, sau này, và lấn chiếm đường thở.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của Liẻge, trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu và sau đó tiếp tục bú mẹ dậm tới lúc một tuổi. Những trường hợp bất khả kháng mẹ không có sữa hay phải đi làm sớm, các bà mẹ được chỉ dẫn dùng những bình sữa được cấu tạo thích hợp với núm vú cấu trúc gần với sinh học nhất biberon và tétine physiologique với vận tốc sữa chảy chậm.

Làm thế nào để ngừa chứng ngừng thở lúc ngủ? - 2

Ở độ tuổi ăn tạp và sau đó, trẻ được nuôi bằng những thức cứng, cần nhai – ở đây một lần nữa, không nói đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn nhưng không cho ăn thức xay khi trẻ có răng, không chẻ trái táo ra thành miếng nhỏ khi trẻ có khả năng cắn vào nguyên trái, không bỏ vỏ bánh mì, … Trong dấu ngoặc phải nhấn mạnh là đồ ăn nhanh – fast food như hamburger, fried chicken, ... chẳng hạn là những thức ăn mềm và cần hạn chế tối đa. Nhai kích thích sự phát triển xương.

Nếu thấy trẻ ngủ há miệng, thì có thể chúng bị thịt thừa hay bị dị ứng nên chúng không thở bằng mũi được và chúng phải được điều trị ngay. Những nghiên cứu trước đã minh chứng rằng dòng khí lúc qua mũi kích thích sự phát triển của xương hàm trên. Mặt khác, thói quen thở bằng miệng lúc ngủ nếu tiếp tục thì lâu dài hàm dưới, vì bị lực hấp dẫn – la pesenteur - sẽ kéo lưỡi ra phía sau và làm nghẹt đường thở.

Với “chế độ” nuôi dưỡng như thế xương hàm trên của trẻ sẽ phát triển tốt hơn, cơ họng hoạt động tốt, vòm họng sẽ to hơn và đường dẫn khí quản sẽ, vì đó, đủ rộng để không mắc chứng ngừng thở lúc ngủ sau này.

Xương hàm trên phát triển hơn ở đây là tính trên milimet nhưng một hay hai milimet đủ để cho khí quản thông hay không thông.

Dĩ nhiên giới hạn của nghiên cứu này còn nhiều. Những phương thức nuôi trẻ, giúp phát triển xương hàm trên chưa đủ để ngừa chứng ngừng thở lúc ngủ mà còn cần tránh béo phì; khi lớn lên không hút thuốc, không nghiện rượu hay lạm dụng các thuốc chống đau và các chất nghiện loại ma túy.

Mục tiêu của việc nuôi trẻ có cơ sở khoa học nói trên là tất cả mọi trẻ không trở thành những người bị bệnh ngừng thở lúc ngủ sau này. Hiện thống kê cho thấy là ở trời Âu,từ 10 tới 40% dân số bị chứng ngừng thở lúc ngủ,

Nguyễn Huỳnh Mai

Liège, Bỉ