Kỳ lạ những con dốc “phản trọng lực” khiến các phương tiện trôi ngược

(Dân trí) - Bạn có tin trên thế giới, có những nơi mà ở đó, bạn phải đạp xe hết sức mới “leo” được… xuống dốc, hay ô tô tự động trôi từ chân dốc lên đỉnh dốc ở trạng thái tắt máy?

Kỳ lạ những con dốc “phản trọng lực” khiến các phương tiện trôi ngược

Thế giới muôn màu luôn tồn tại những điều kỳ bí khiến đảo lộn những quy tắc vật lý thông thường. Aryshire Hill ở Scotland, và PennsylvaniaHill ở Hoa Kỳ là hai ngọn đồi “phản trọng lực” nổi tiếng trên thế giới, sẽ khiến bạn hoàn toàn tin vào những điều khó tin trên.

Ô tô trôi ngược dốc khi tắt máy tại ngọn đồi “phản trọng lực” Aryshire ở Scotland
Ô tô trôi ngược dốc khi tắt máy tại ngọn đồi “phản trọng lực” Aryshire ở Scotland

Ngọn đồi “phi trọng lực” Pennsylvania ở Mỹ, khi ném một quả bóng xuống dốc, nó sẽ tự động lặn ngược lại về vị trí người ném.

Ngọn đồi “phi trọng lực” Pennsylvania ở Mỹ, khi ném một quả bóng xuống dốc, nó sẽ tự động lặn ngược lại về vị trí người ném.

Bên cạnh 2 ngọn đồi nổi tiếng kể trên, hiện tượng kỳ lạ này còn có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi khác nhau trên thế giới như Mỹ, Anh, ÚC, Brazil hay Italy. Những nơi này đã từng là tâm điểm của những nghi vấn về ma thuật, cũng như từng bị nghi ngờ là nơi chôn vùi những khối đá nam châm không lồ. Tuy nhiên, câu trả lời để lý giải cho hiện tượng này chỉ đơn giản nằm ở ảo ảnh thị giác do thiên nhiên tạo ra đánh lừa chúng ta.

Cụ thể là, nếu bạn sử dụng các thiết bị khảo sát địa hình, kết quả thu được sẽ cho thấy, đỉnh dốc thực ra là chân dốc và ngược lại.

Nhà vật lý họcBrock Weiss tại trường Đại học Pennsylvania chia sẻ: “Khi đi trên con đường này, bạn sẽ có ảo giác là bạn đang đi lên trên dốc, trong khi thực tế là bạn đang đi xuống".

Nhưng, điều gì đã khiến thị giác của chúng ta bị đánh lừa như vậy? Theo lý giải của các nhà tâm lý học, nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở đường chân trời. Hầu hết vị trí của các ngọn đồi phản trọng lực không cho chúng ta nhìn thấy chính xác đường chân trời nằm ở đâu - khiến cho chúng ta mất đi một điểm mốc để so sánh. Và khi không có đường chân trời làm điểm mốc so sánh, thì cây cỏ và biển báo trở thành nguyên nhân chính "đánh lừa" nhận thức không gian của những người tham gia.

Đoàn Dương(Theo Science Alert)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm