Khủng long không phải là những sinh vật máu lạnh

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu cho rằng khủng long có thể không phải là những sinh vật máu lạnh mà chúng ta từng suy đoán trước đây.

Khủng long không phải là những sinh vật máu lạnh - 1

Nghiên cứu mới cho thấy, những người khổng lồ thời tiền sử có thể có khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình không giống như các loài chim ngày nay. Chúng có thể thay đổi những gì chúng ta biết về sự tiến hóa của chim.

Để đi đến kết quả này, các nhà khoa học tại Đại học Yale đã sử dụng một kỹ thuật mới để phân tích thành phần hóa học của vỏ trứng khủng long, đặc biệt là các nguyên tử carbon và ôxy trong vỏ trứng hóa thạch.

Khi biết thứ tự của các nguyên tử này, các nhà nghiên cứu cho biết họ có thể tính được nhiệt độ bên trong của khủng long mẹ tại thời điểm đẻ trứng.

Các vỏ trứng hóa thạch từ 69 đến 75 triệu năm tuổi đã được thử nghiệm, mỗi nhóm đại diện cho ba nhóm khủng long chính là Ornithischia, Saurepadomorpha và Theropoda. Một số trong đó có liên quan chặt chẽ với các loài chim.

Trứng từ các loài Troodon, một loài khủng long hai chân ăn thịt, được tính toán ở 38ºC, 27ºC và 28ºC. Trong khi loài khủng long mỏ vịt Maiasaura ở mức 44 độ C. Cả hai loài đều đến từ Canada. Một loài thứ ba từ Romani, Megaloolithus, được tính toán ở 36 độ C.

Mẫu vật của Troodon ấm hơn 10 độ C so với môi trường sống của chúng. Maiasaura không được bảo quản tốt như hai mẫu khác ấm hơn 15 độ C và mẫu Megaloolithus là 3 độ C và 6 độ C.

“Những gì chúng tôi tìm thấy chỉ ra rằng khả năng chuyển hóa nhiệt độ của chúng trên môi trường là một đặc điểm sớm, tiến hóa đối với khủng long”, tác giả nghiên cứu chính, Robin Dawson, người đã thực hiện nghiên cứu với tư cách là nghiên cứu sinh tại Yale và hiện là cộng tác viên nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Massachusetts cho biết.

Dawson nói thêm rằng ba nhánh khủng long chính có đặc trưng bởi nhiệt độ cơ thể ấm áp, hoặc có thể kiểm soát trao đổi chất nhiệt của chúng.

Việc bảo quản các hóa thạch có thể làm sai lệch kết quả, vì vậy các nhà nghiên cứu trước tiên đã kiểm tra vỏ trứng bằng kính hiển vi điện tử quét để đảm bảo rằng vỏ trứng có hình dạng gần giống nhau.

Kết quả cho thấy kích thước cơ thể và tốc độ tăng trưởng của khủng long không nhất thiết chỉ ra nhiệt độ cơ thể, như đã được tin trước đây.

Phát hiện của các nhà nghiên cứu vừa thêm vào việc tạo ra một cuộc thảo luận đang diễn ra về sự tiến hóa của các loài chim từ khủng long, đặc biệt là về việc sử dụng lông sinh học. Nghiên cứu trước đó vào năm 2014 cho thấy khủng long có thể ở đâu đó giữa những sinh vật máu lạnh và máu nóng.

Dawson cho rằng có thể rằng lông dày đặc chủ yếu liên quan đến vấn đề cách nhiệt, vì kích thước cơ thể giảm ở khủng long trị liên quan đến con đường tiến hóa đến các loài chim hiện đại.

Minh Long

Theo IFL Science