1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Không phải người tâm thần không biết đồng cảm với người khác

(Dân trí) - Theo một nghiên cứu mới, người tâm thần có thể hiểu được cảm xúc của người khác. Khác với hầu hết mọi người, người tâm thần không tự động cân nhắc đến cảm xúc và suy nghĩ của người khác mà chỉ làm khi họ thấy điều đó mang lại lợi ích cho bản thân.

Không phải người tâm thần không biết đồng cảm với người khác - 1

Có mối quan hệ thân thiết với người có tính cách thuộc bốn dạng – ái kỉ, xảo quyệt, tâm thần, và bạo dâm – là cực kì khó khăn. Ngoài việc ích kỉ, họ có vẻ còn không biết đồng cảm với những người xung quanh, kể cả những người thân thiết nhất trong gia đình.

Những người tâm thần đặc biệt thể hiện sự coi thường hoàn toàn đối với người khác. Cùng lúc họ có thể rất quyến rũ, dễ dàng đạt được những vị trí quyền lực nhờ bản chất tàn nhẫn và kĩ năng thao túng người xung quanh.

Với các nhà tâm lý học điều này là một nghịch lý – tại sao những người có vẻ không có hứng thú gì với cảm xúc của người khác lại có khả năng hòa hợp với ý định và suy nghĩ của người khác?

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale có lẽ đã có câu trả lời trong một nghiên cứu mới, được đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Những người tâm thần thường được cho là thiếu nhận thức xã hội, nhưng kết quả của nghiên cứu mới chỉ ra rằng họ có lẽ chỉ đơn giản là không tự động đồng cảm với những người xung quanh. Nếu lí do đủ thuyết phục, họ có khả năng nhận biết những ám chỉ xã hội như bất kì ai khác.

Arielle Baskin-Sommers, một giáo sư tâm lý học và là tác giả cấp cao của nghiên cứu cho biết: “Những người tâm thần có thể cực kì giỏi thao túng, điều này yêu cầu phải hiểu rõ suy nghĩ của người khác. Nhưng nếu họ hiểu suy nghĩ của người khác, sao họ lại gây ra nhiều tổn hại như vậy?”.


Người tâm thần có khả năng nhận biết những ám chỉ xã hội như những người khác.

Người tâm thần có khả năng nhận biết những ám chỉ xã hội như những người khác.

Trong nghiên cứu này, đội nghiên cứu được phép nghiên cứu những tù nhân tại các nhà tù có mức an ninh cao nhất ở Connecticut. Các đối tượng nghiên cứu được đánh giá theo mức độ tâm thần, sau đó được yêu cầu chơi một trò chơi điện tử, trong đó họ hoặc chơi từ góc nhìn bản thân hoặc từ góc nhìn của hiện thân ảo ăn mặc như một tù nhân.

Theo các nhà nghiên cứu, nói chung, người ta thấy khó mà bỏ qua góc nhìn của hiện thân ảo, vì hầu hết chúng ta có thể nhận biết những ám chỉ xã hội tinh tế. Ví dụ, chuyển động mắt và ngáp rất khó bỏ qua.

Những người tâm thần không quá hòa hợp với người khác, nên các nhà nghiên cứu yêu cầu họ cố tình nghĩ về quan điểm của hiện thân ảo. Kết quả cho thấy những tù nhân ghi điểm cao trên thang đo tâm thần có khả năng suy xét quan điểm của hiện thân ảo trong suốt trò chơi.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những người tâm thần trên thực tế có thể suy xét đến suy nghĩ của những người khác, nhưng chỉ khi họ có mục đích đặc biệt muốn thực hiện – ví như thắng một trò chơi, hoặc thăng tiến trong công ty.

Mục đích của nghiên cứu sâu hơn là để hiểu rõ hơn tâm trí một người tâm thần hoạt động như thế nào. Các nhà nghiên cứu cho hay, một ngày nào đó, họ thậm chí có thể giúp những người tâm thần quan tâm đến những người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ khi vì lợi ích của họ.

Lộc Xuân (Theo Business Insider)