1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Kho báu 2000 năm dưới lòng đất gây chấn động bởi cấu trúc "chống trộm thần kỳ bậc nhất"

Một trong những phát hiện huy hoàng nhất của lịch sử khảo cổ, một kho báu dưới lòng đất có niên đại 2000 năm nhưng không một kẻ trộm mộ nào dám bén mảng tới, gây chấn động bởi cấu trúc "thần kỳ" của nó.

Triệu Mạt là cháu của Nam Việt vương Triệu Đà, xưng hiệu Văn Đế  từ năm 137 đến năm 122 trước Công nguyên. Năm 1983, người ta phát hiện ra lăng mộ của vị vua này ở Quảng Châu. Việc khai quật ngôi mộ này được biết đến là một trong năm phát hiện khảo cổ mới ở Trung Quốc thời cận đại.

Được biết, điều kỳ diệu đã xảy ra như thế này: Vào tháng 6 năm 1983, trên một ngọn núi tên là Tượng Cương (Xianggang) ở ngoại ô phía bắc Quảng Châu, hàng chục công nhân đang đào đá với tiếng gầm rú của máy ủi. Ngọn núi nhỏ với độ cao 49,71 mét đã bị đào 17 mét. Khi đang làm việc cật lực, những người công nhân bất ngờ phát hiện những phiến đá granit rời rạc bị bào mòn theo thời gian dần không thấy nữa, thay vào đó là sự xuất hiện của những phiến đá sa thạch vuông vắn được xếp ngay ngắn. Mỗi khối đá lớn với diện tích 5 mét vuông và nặng 3.600 kg. Sau khi dùng cần cẩu nâng các phiến đá lên, người ta thấy rằng bên dưới có một lối đi bí ẩn, có hơn 750 khối sa thạch đỏ và 28 phiến đá lớn bao phủ, ước tính có thể lên đến 3000 mét khối đất, tương đương 450 tấn đất được đào trong năm đó. Khối lượng này cho thấy đây là một công trình khổng lồ vào thời điểm đó.

Kho báu 2000 năm dưới lòng đất gây chấn động bởi cấu trúc chống trộm thần kỳ bậc nhất - 1

Đội khảo cổ của Ủy ban quản lý văn hóa Quảng Châu nhận được tin báo và nhanh chóng cử các nhà khảo cổ đến hiện trường. Sau khi điều tra, họ nhận định đây là một ngôi mộ cổ bằng đá. Các nhà khảo cổ cảm thấy nó có tầm quan trọng lớn và nhanh chóng báo cáo với Ủy ban quản lý văn hóa quốc gia. Hai mươi phút sau, nhà khảo cổ học nổi tiếng Mạch Anh Hào (Mai Yinghao), Phó giám đốc Ủy ban Quản lý Văn hóa Quảng Châu, đã đến núi Tượng Cương. Ông lấy ra một chiếc đèn pin lớn chứa năm cục pin và nhìn xuống phần khe hở. Với sự chuyển động liên tục của chùm đèn pin, Mạch Anh Hào đầu tiên nhìn thấy bức tường lăng mộ được xây bằng đá, cửa mộ bằng đá khổng lồ và một đống đồ kim khí đặt lộn xộn trong mộ thất. Trong số những món đồ ngổn ngang đó, đặc biệt dễ thấy một chiếc đỉnh đồng rất lớn và một vài món đồ gốm. Mạch Anh Hào dừng ánh đèn pin trên những hiện vật này, nhìn lên nhìn xuống và đánh giá từ nhiều khía cạnh khác nhau như hình dáng và đặc điểm, đây hẳn là một ngôi mộ bằng đá của nhà Hán hơn hai nghìn năm trước.

Để làm rõ thêm sự việc, mười giờ tối hôm đó, Mạch Anh Hào đã lặng lẽ dẫn một vài người đến công trường Tượng Cương và nhờ một nhân viên khảo cổ là Hoàng Diểu Chương kéo một sợi dây từ khe nứt vào trong lăng mộ để tìm hiểu. Với sự trợ giúp của đèn pin, Hoàng Diểu Chương len qua một lối đi nhỏ và bước vào một phần mộ thất nhỏ phía dưới, cảnh tượng trước mắt khiến anh sửng sốt: anh nhìn thấy rất nhiều đồ đồng như những chiếc ấm đồng khổng lồ, bình đồng, thùng đồng, bình rượu bằng đồng và vô số đồ trang trí bằng ngọc bích, tất cả đều nằm lộn xộn ngổn ngang trên một đám đồ kim khí không rõ ràng khác. Những món đồ chế tác này vô cùng rực rỡ. Mười phút sau, Hoàng Diểu Chương theo chỉ dẫn của Mạch Anh Hào, ôm theo một miếng ngọc bội rất to, một chiếc chuông đồng và một chiếc nồi gốm, đến dưới lối ra, gửi ba món đồ lên trên để các chuyên gia bọc vải bảo quản, sau đó đu dây leo lên ra khỏi ngôi mộ.

Sau đó, họ tiếp tục cử một chuyên viên đến Bắc Kinh để báo cáo chi tiết với Cục Di sản Văn hóa Nhà nước và Viện Khảo cổ học thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Cuối cùng, nhóm khai quật lăng mộ Tương Cương được thành lập bởi Viện khảo cổ thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Ủy ban quản lý di tích văn hóa Quảng Châu và Bảo tàng tỉnh Quảng Đông. Kết quả điều tra và khai quật đã chứng minh rằng lăng mộ này đã bị chôn vùi trong lòng đất hơn 2.100 năm. Đây là lăng mộ bằng đá lớn nhất, được bảo quản tốt và phong phú nhất với những bức tranh tường vẽ vào thời nhà Hán được phát hiện ở Lĩnh Nam.

Bất kỳ vị hoàng đế của bất kỳ triều đại nào cũng sẽ làm mọi thứ có thể để lăng mộ của mình không bị trộm. Nếu như nói Triệu Mạt không có nhiều khả năng trị vì đất nước, thì có thể nói ông là một hình mẫu lý tưởng trong việc chốn lại giới đạo mộ. Bởi vì lăng mộ của ông vẫn còn nguyên vẹn sau hơn 2.100 năm, và không thể phủ nhận rằng đây là một phép màu trong hàng loạt các lăng mộ hoàng đế.

Triệu Mạt đã sử dụng phương pháp thần kỳ nào để thoát khỏi sự truy lùng của những kẻ trộm mộ? Bản thân cấu trúc lăng mộ của ông có chức năng chống trộm không?

Khi nghiên cứu về địa cung của Triệu Mạt, các chuyên gia thấy rằng ngay cả khi kẻ trộm mộ tìm thấy lăng mộ của ông, thì việc lấy trộm đồ trong lăng mộ cũng không dễ dàng. Vì hình dáng của lăng hơi giống chữ "giáp" (甲), đầu hướng bắc, chân hướng nam. Chữ "田" ở phía trên chính là chỉ phần mộ thất, còn phần ký tự nhô ra tượng trưng cho con đường dẫn đến lăng mộ. Lối đi trong lăng mộ có hình chữ nhật, lấp đầy hoàng thổ và những tảng đá lớn, có lẽ là sau khi lăng mộ bị đóng cửa, để ngăn những người đến sau tiếp cận cửa lăng.

Toàn bộ phần ngoại vi của lăng là những lối đi dốc. Cuối lối vào dài và hẹp, có hai cửa đá với hai đầu thần thú bằng đồng. Đầu quái thú có hoa văn khá oai vệ và uy nghiêm.

Chuyên gia băng qua một cánh cổng đá và đến một căn phòng bằng đá hình vuông, đây là căn phòng phía trước có cửa ra vào ở tất cả các phía. Điều đầu tiên họ nhìn thấy khi bước vào căn phòng chính là hoa văn của cả căn phòng. Hoa văn giống như đám mây cuộn dày, được sơn bằng sơn đỏ và đen, bao phủ bốn bức tường và "trần" đá ở trên.

Phía nam của gian trước là cửa đầu tiên vào mộ thất, phía bắc là hai cửa đá được đóng chặt. Các "cửa" ở phía đông và phía tây, nói đúng ra chỉ có hai ô cửa. Các "cửa" phía đông và phía tây đều dẫn đến một buồng đá dài và hẹp. Phía đông là khoang tai phía đông, phía tây là khoang tai phía tây cũng được làm bằng đá. Một trong những phiến đá ở phía đông đã rơi ra, giống như một "giếng trời" đã được mở. Qua ánh đèn mờ ảo, họ nhìn thấy một dãy chuông đồng và một bộ gõ bằng đá kêu vang trên tường. Có những bình đồng lớn khác, cũng như một số mảnh ngọc bích nhỏ, các loại binh khí bằng đồng, và một tử sĩ bị tuẫn tang cùng. Phía sau cổng đá thứ hai là nơi chôn cất Triệu Mạt, chủ nhân của ngôi mộ, ngưỡng dưới cổng đá thứ hai được nối với nhau bằng hai đoạn dải đá, có thể tháo rời. Sau khi mở cánh cổng đá thứ hai, các chuyên gia vào cung điện dưới lòng đất của chủ nhân ngôi mộ là Triệu Mạt.

Cung điện dưới lòng đất có hình chữ nhật, tất cả đều bằng đá, nhưng không có hoa văn trang trí bình phong đẹp đẽ. Ngoài ra còn có một ô cửa ở hai phía đông và tây, rõ ràng là dẫn đến lăng mộ tiếp theo. Phía sau lăng, một gian nhỏ ngăn cách bằng cột đá, chất đống đồ đồng, đồ sắt, đồ gốm lớn nhỏ, chất thành đống như kho chứa đồ. Khi nhìn lên, các chuyên gia có thể thấy phiến đá trên cùng, và dưới phiến đá là hai hàng đá mái hiên áp vào tường đá.

Ngoài ra còn có một mộ thất ở hai bên và phía sau của địa cung. Trong ngôi mộ ở phía đông có bốn tráng sĩ, nhiều đồ trang trí bằng ngọc bích được chạm khắc tinh xảo và một số đồ đồng, đồ gốm hiện vật, ngoài ra còn tìm thấy bốn con dấu. Có bảy tráng sĩ trong ngôi mộ ở phía tây của buồng đá, nơi đặt chủ nhân ngôi mộ, đồ tùy táng của người tuẫn táng cùng ít đến đáng thương, ngoại trừ một hoặc hai viên ngọc bích đơn giản bị vỡ, mỗi người có một hoặc hai gương đồng.

Đây cũng là mộ thất bằng đá có vẽ tranh tường sớm nhất được phát hiện ở Trung Quốc. Ngôi mộ này có thể được gọi là một kho báu dưới lòng đất, với hơn 1.000 mảnh (bộ) di vật văn hóa khác nhau được khai quật, rất phong phú về nội dung, đặc biệt là đồng, sắt, gốm và ngọc. Ấn vàng của "Văn Đế hành tỷ" là ấn quý nhất của "Hoàng đế" lần đầu tiên được phát hiện trong các cuộc khai quật khảo cổ học ở Trung Quốc.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm