1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Khi mắt di chuyển, các màng nhĩ cũng làm việc

(Dân trí) - Nhà nghiên cứu David Murphy cho biết: "Thực tế là những chuyển động của màng nhĩ làm mã hóa các thông tin không gian về chuyển động mắt, có nghĩa là chúng có thể hữu ích để giúp não chúng ta kết hợp không gian thính giác và thị giác.


Nghiên cứu mới cho thấy hệ thống thính giác và thị giác của con người là một phần của hệ thống điều khiển động cơ kết nối trong não.

Nghiên cứu mới cho thấy hệ thống thính giác và thị giác của con người là một phần của hệ thống điều khiển động cơ kết nối trong não.

Nghiên cứu mới cho thấy mắt và tai là một phần của hệ thống điều khiển động cơ tích hợp trong não.

Khi các nhà nghiên cứu tại Đại học Duke đo các cử động của mắt và màng nhĩ trong các đối tượng thử nghiệm, họ nhận thấy những rung động màng nhĩ đã dẫn đến chuyển động của mắt, ngay cả khi đầu của các chủ thể vẫn còn giữ nguyên vị trí.

Jennifer Groh, giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Duke, cho biết trong một chia sẻ báo chí: "Giống như não đang nói:" Tôi sẽ chuyển động mắt, tôi cũng nên nói với màng nhĩ luôn” vậy”.

Groh và các đồng nghiệp đã công bố những phát hiện của họ trong tạp chí Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.

Nhưng trong khi rõ ràng là bộ não đã tổ chức thị giác và thính giác theo cách đồng bộ hoá ưu tiên thì người ta cũng không dám chắc hoàn toàn rằng hai hệ thống được tích hợp như thế nào. Các tín hiệu thị giác và thính giác được xử lý theo nhiều cách khác nhau.

Ông Groh nói thêm: "Bộ não của chúng ta muốn kết hợp những gì chúng ta nhìn thấy và những gì chúng ta nghe theo những kích thích này, nhưng hệ thống thị giác và thính giác lại kích thích bằng hai cách hoàn toàn khác nhau. Đôi mắt sẽ cho bạn một cái nhìn giống như máy ảnh chụp lại bức ảnh hiện thực, trong khi đối với âm thanh, bạn phải tính toán vị trí chúng đến từ đâu dựa trên sự khác biệt về thời gian và độ ồn trên cả hai tai".

Trong các thử nghiệm, 16 người tham gia ngồi trong một phòng tối và cố gắng theo dõi con đường chuyển động của một nguồn ánh sáng LED bằng mắt. Micrô nhỏ trong ống tai của mỗi người tham gia đo âm thanh của màng nhĩ di chuyển qua lại.

Các cử động của màng nhĩ thường được kích hoạt bởi âm thanh bên ngoài, nhưng não cũng có thể điều khiển cử động bằng cách sử dụng các tế bào lông trong ốc tai và xương nhỏ trong tai giữa. Khi não kích hoạt sự chuyển động của màng nhĩ, quá trình tạo ra những âm thanh rung động mờ nhạt gọi là sàng lọc thính lực.

Các thí nghiệm cho thấy cả hai màng nhĩ chuyển động phối hợp với hướng của mắt chuyển động. Một màng nhĩ sẽ dịch chuyển vào trong và một bên khác chuyển ra ngoài. Sự chuyển động mắt mạnh mẽ hơn cũng gây ra sự rung động lớn hơn ở màng nhĩ.

David Murphy, một nghiên cứu sinh của phòng thí nghiệm Groh cho biết: "Thực tế là những chuyển động của màng nhĩ mã hóa các thông tin không gian về chuyển động mắt, điều đó có nghĩa là chúng có thể hữu ích trong việc giúp não chúng ta kết hợp không gian thính giác và thị giác. Nó cũng có thể là một biểu hiện của một tương tác lành mạnh giữa các hệ thống thính giác và thị giác."

Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu làm thế nào sự rung động các màng nhĩ này có thể thay đổi cách người ta nghe và cảm nhận âm thanh đến.

Hoàng Hằng

Theo UPI