1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Kháng sinh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch

(Dân trí) - Trong khi nghiên cứu các phản ứng phụ của kháng sinh và cách mà vi khuẩn có thể phát triển tính đề kháng với chúng, các nhà nghiên cứu từ MIT và Harvard đã phát hiện ra rằng thuốc cũng có thể hoạt động chống lại cơ thể, làm suy yếu khả năng chống lại các loại vi khuẩn.

Kháng sinh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch - 1

Để ngăn chặn kịch bản ngày tận thế "siêu bọ" có thể xảy ra, nhóm khoa học đang phát triển các phương pháp điều trị mới mà không cần sử dụng thuốc, như các chất kháng khuẩn, ánh sáng và vi khuẩn ăn thịt. Nhưng các chất kháng sinh vẫn đóng vai trò quan trọng trong các phương pháp điều trị trong tương lai, do các nhà nghiên cứu phát hiện ra các loại kháng sinh mới hoặc cách thay đổi những loại kháng sinh cũ. Để nghiên cứu được theo hướng đó, cần phải có một sự hiểu biết đầy đủ hơn về cách hoạt động của thuốc kháng sinh với cơ thể.

Nghiên cứu mới này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard, MIT, Viện kỹ thuật lấy cảm hứng từ sinh học Wyss và Viện Broad, nhằm mục đích nghiên cứu cách kháng sinh ảnh hưởng đến cơ thể và những ảnh hưởng này tác động thế nào đến vi khuẩn xâm nhập và tế bào miễn dịch của cơ thể. Và những thay đổi không phải lúc nào cũng theo chiều hướng tốt hơn.

Nhóm nghiên cứu cho biết các loại kháng sinh tương tác với các tế bào, đặc biệt là các tế bào miễn dịch, theo những cách không được mong đợi. Và thuộc tính sinh hóa, bị thay đổi bởi kháng sinh và các tế bào trong mô xung quanh, rất quan trọng trong việc dự đoán một loại thuốc có tác dụng thế nào với những người khác nhau hoặc trong các bệnh nhiễm trùng khác nhau.

Các nhà nghiên cứu đã tiêm vi khuẩn E. coli vào chuột, và sau đó điều trị cho chúng bằng một loại kháng sinh phổ biến gọi là ciprofloxacin. Họ phát hiện ra rằng thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến mô của chuột, và làm thay đổi chất chuyển hóa mà các tế bào này tiết ra trong quá trình trao đổi chất. Những thay đổi này đã làm phản tác dụng, do các chất chuyển hóa thực chất làm cho E. coli kháng được kháng sinh hơn. Đồng thời, thuốc có thể làm cho hệ thống miễn dịch kém hiệu quả tổng thể hơn: Các tế bào miễn dịch đại thực bào kém hiệu quả hơn trong việc chống lại nhiễm trùng, vì kháng sinh làm cản trở hô hấp của các đại thực bào.

Các loại thuốc đang tạo ra những thay đổi gây tác động ngược lại với các nỗ lực điều trị, làm giảm tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh, và các loại thuốc này cũng làm giảm lợi ích chức năng của các tế bào miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu nhận xét phát hiện này giúp ích cho việc nâng cao hiểu biết về cách thức hoạt động của kháng sinh tác động đến hệ thống miễn dịch. Tiếp theo, họ dự định sẽ tiến hành các nghiên cứu chi tiết hơn trên động vật với các loại kháng sinh khác, và có thể là nghiên cứu các chất chuyển hóa ở những bệnh nhân đã được điều trị bằng kháng sinh.

N.K.L-NASATI (Theo Newatlas)