1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Khám phá mới về hóa thạch chim có tuổi thọ 90 triệu năm

(Dân trí) - Những khám phá của một nhóm các nhà địa chất học thuộc trường đại học Rochester đã tìm ra hóa thạch loài chim mới với độ tuổi gần 90 triệu năm được công bố trên tạp chí Scientific Reports. Khám phá ra loài chim này được xem như là loài lâu đời nhất được tìm thấy ở bán cầu bắc.

Hình ảnh minh họa của các nhà khoa học về loài chim sống trong môi trường núi lửa 90 triệu năm trước
Hình ảnh minh họa của các nhà khoa học về loài chim sống trong môi trường núi lửa 90 triệu năm trước

Xương của loài chim có tên là chim Tingmiatornis Bắc cực cho thấy nó có thể giống như loài lai giữa mòng biển lớn và loài chim cốc, đây là loài chim biển lớn với sải cánh khoảng hơn 1 mét.

Tên của loài Tingmiatomis có thể được dịch ra là “loài chim bay” từ từ “Tingmiat” trong tiếng Inutikut vốn được sử dụng phổ biến ở vùng trung tâm và đông Bắc cực thuộc Canada. Loài Tingmiatormis có hàm răng sắc nhọn và chúng có thể lặn xuống nước.

Cùng với những khám phá về hóa thạch của những loài khác trước đây, hóa thạch của loài mới này thể hiện rõ bức tranh về hệ sinh thái vốn tồn tại từ khoảng 89-93 triệu năm trước ở Bắc Canada. Nó cung cấp các bằng chứng rõ ràng hơn về xu hướng ấm lên toàn cầu mà các nhà khoa học cho rằng đã xuất hiện vào thời kỳ này và có thể giúp chúng ta có thể hình dung được bức tranh về tương lai của biến đổi khí hậu.

Hóa thạch loài chim Bắc cực Tingmiatornis
Hóa thạch loài chim Bắc cực Tingmiatornis

Những ghi chép về khí hậu có thể giúp chúng ta chuẩn bị cho tương lai như thế nào.

Xây dựng hệ thống ghi chép về khí hậu giúp các nhà khoa học có thể chỉ ra được sự khác biệt của các loài và hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Cách mà các loài khác nhau hình thành tại các quốc gia cũng có thể giúp dự đoán các ảnh hưởng.

John Tarduno – trưởng khoa về khoa học môi trường và trái đất thuộc đại học Rochester và là trưởng nhóm các nhà khoa học thám hiểm cho rằng “Trước khi có các bằng chứng về hóa thạch, con người cho rằng trái đất đang ấm lên nhưng vẫn còn còn có quan điểm về mùa băng tan”. Họ cho rằng đã có thời điểm cực kỳ nóng vì nguồn thức ăn cho chim và cả hệ sinh thái đều bị tiêu diệt trong băng.

Nơi tìm thấy hóa thạch ở bắc cực thuộc Canada
Nơi tìm thấy hóa thạch ở bắc cực thuộc Canada

Bằng việc xem xét các ghi chép về hóa thạch và trầm tích, nhóm các nhà khoa học đã chỉ ra rằng loài chim Tingmiatornis Bắc cực có thể sống sót trong môi trường núi lửa - nơi có các loài rùa, cá sấu cổ đại và các loài bò sát giống cá sấu chen chúc với nhau. Nó rất khác so với nhiệt độ của Bắc cực hiện tại.

Trái đất sẽ như thể nào nếu thiếu băng ở bắc cực?

Richard Bono, một thành viên của nhóm nghiên cứu, hiện là nghiên cứu sinh về khoa học môi trường và trái đất thuộc Đại học Rochester cho rằng, “những hóa thạch có thể cho chúng ta thấy trái đất sẽ như thế nào nếu thiếu băng ở Bắc cực”.

Khám phá mới về hóa thạch chim có tuổi thọ 90 triệu năm - 4

Hóa thạch chim Tingmiatornis Bắc cực vừa được tìm thấy trên hiện trường đầy dung nham, nơi có thể được tạo thành từ rất nhiều đợt phun trào núi lửa. Khi núi lửa phun CO2 ra khí quyển trái đất, nó tạo ra ảnh hưởng hiệu ứng nhà kính làm cho các loài chim lớn như loài Tingmiatornis Bắc cực phát triển mạnh.

Các manh mối về môi trường là những dấu hiệu lớn nhất mà nhóm nghiên cứu sử dụng để giải thích tại sao loài chim được tìm thấy ở nơi mà chúng đã từng sinh sống.

Tarduno cho rằng, chúng ở đấy bởi vì tất cả đều phù hợp, “hệ thức ăn cung cấp ở nơi này, cùng với môi trường nước sạch và khí hậu trở nên cực kỳ ấm áp làm cho tất cả các yếu tố nền tảng của hệ sinh thái đã được hình thành tạo nên một nơi sống lý tưởng”.

Anh Thư (Theo BI)