Kế hoạch xử lý 5 bước của NASA khi thiên thạch đâm vào Trái đất

(Dân trí) - Nếu có một thiên thạch khổng lồ sẽ đâm vào Trái Đất, NASA và FEMA sẽ nhận được tin tức này. Hai cơ quan này đã thực hiện nhiều cuộc diễn tập cho ngày tận thế để đảm bảo rằng, nếu ngày đó xảy đến, chúng ta luôn được bảo vệ sẵn sàng và hy vọng sẽ phá hủy được thiên thạch đó.

NASA là viết tắt tên tiếng Anh của “National Aerounautics and Space Administration”, nghĩa là Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ. NASA bắt đầu hoạt động từ năm 1958 với vai trò là một phần của chính phủ Hoa Kỳ. NASA là cơ quan chịu trách nhiệm về khoa học và kỹ thuật thuộc lĩnh vực máy bay và vũ trụ của Mỹ. Trụ sở chính của NASA tại Washington, D.C và có 10 trung tâm trên khắp nước Mỹ và có 7 cơ sở nghiên cứu và thử nghiệm.

FEMA là viết tắt tên tiếng Anh của “Federal Emergency Management Agency”, nghĩa là Cơ quan liên bang quản trị khẩn cấp. Cơ quan này được thành lập 1/4/1979, chịu trách nhiệm về việc chuẩn bị, bảo vệ, giảm thiểu các tác động của các thảm họa cho người dân Mỹ - bất kể các thảm họa đó là tự nhiên hay do con người gây ra.

NASA và FEMA hợp tác để ngăn chặn các thảm họa do thiên thạch. Trong đó, FEMA là cơ quan chịu trách nhiệm về việc chuẩn bị để ứng phó với bất kỳ sự kiện nào liên quan đến thiên thạch trên Trái Đất, NASA chịu trách nhiệm về tìm kiếm, theo dõi và phân tích đặc điểm của các thiên thạch và sao chổi tiềm ẩn nguy hiểm ngay từ lúc chúng vẫn còn trong vũ trụ.

Anh Thư (Tổng hợp)