Huyền thoại sắc đẹp Ai Cập có thể được chôn trong lăng mộ của Tutankhamun
(Dân trí) - Các nhà khoa học có lẽ đã tình cờ phát hiện ra một manh mối về một trong những bí ẩn nổi tiếng nhất Ai Cập, vì họ có khả năng đã xác định được vị trí nơi an nghỉ cuối cùng của nữ hoàng nổi tiếng nhất Ai Cập – Nefertiti, được biết tới đã để lại cả di sản về bí quyết quyền lực và nét đẹp thương hiệu cá nhân của mình.
Một nhóm các nhà khảo cổ học người Anh và Ai Cập, do cựu Bộ trưởng Bộ đồ cổ Ai Cập Mamdouh Damati chỉ đạo, cho rằng một vị nữ hoàng có thể được chôn cất bên trong một căn phòng bí mật tại lăng mộ của Vua Tutankhamun, điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng ở Cairo là đối tượng của cuộc quét ra-đa tỉ mỉ trong ba ngày, theo đưa tin từ News.com.au.
Các cuộc tìm kiếm bằng ra-đa trước đó đã tiết lộ rằng có vật chất hữu cỡ đằng sau những bức tường của lăng mộ Tutankhamun, nhưng không ai chắc chắn liệu chúng là các hốc đá hình thành tự nhiên hay các khu vực do con người làm ra.
Nếu được các nhà khoa học chứng tỏ là do con người làm ra, phát hiện này sẽ phù hợp giả thuyết do nhà nghiên cứu Ai Cập người Anh Nicolas Reeves đặt ra rằng Nefertiti, vợ của Akhenaten ra đời khoảng năm 1370 TCN và mất vào lúc tầm 40 tuổi, thật ra được chôn tại một trong những căn phòng phía sau. Theo các nhà khoa học, có lẽ cần dỡ bỏ một số bức tường trong lăng mộ của vua Tut để đưa ra được kết luận kỹ lưỡng hơn.
Trước đó, một phát hiện của các nhà khảo cổ học Ba Lan đã trở thành tiêu điểm khi họ khai quật được thành phố cảng Marea hơn 2.000 năm tuổi, đi về phía tây nam của pháp đài Ai Cập cổ đại Alexandria, khẳng định rằng đây có lẽ từng là một điểm nóng của đạo Cơ-đốc ban đầu tại Ai Cập.
Marea là nhà của một vương cung thánh đường Cơ-đốc giáo lớn, phục vụ múc đích tôn giáo từ thế kể thứ năm đến thế kỉ thứ tám, và ngay bên dưới, người ta đã phát hiện một đền thờ Cơ-đốc giáo còn lâu đời hơn, hoàn chỉnh và có một nơi trữ các đồ tạo tác cổ đại không kém phần giá trị.
Lộc Xuân
Theo Sputnik