Hơn 100.000 miệng núi lửa Mặt Trăng mới được xác định
(Dân trí) - Mới đây bằng cách sử dụng kết hợp các quan sát từ tàu vũ trụ Thường Nga của Trung Quốc và trí tuệ nhân tạo, các nhà khoa học đã phát hiện ra 109.956 miệng núi lửa chưa được biết đến.
Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Chen Yang thuộc Đại học Cát Lâm, Trung Quốc dẫn đầu cho biết: "Kiến thức toàn diện hơn này có thể giúp chúng ta hiểu cách Hệ Mặt trời".
Lý do chưa xác định được những miệng núi lửa này trước đây là vì nhiều miệng núi lửa thiếu những đường nét rõ ràng. Các miệng núi lửa bị suy thoái một phần do các tác động tiếp theo hoặc hoạt động núi lửa có thể khó phát hiện.
Các tàu vũ trụ Thường Nga 1 và Thường Nga 2 cung cấp kỷ lục về hình ảnh của Mặt Trăng ở độ phân giải không gian tương ứng là 120 mét và 7 mét. Các vùng cực đã bị bỏ quên và hình ảnh có độ phân giải cao hơn chắc chắn sẽ tìm thấy nhiều hơn.
Tuổi của các miệng núi lửa lớn hơn có thể được ước tính dựa trên các yếu tố có thể quan sát được như số lượng các tác động nhỏ hơn đã xảy ra bên trong chúng. Các tác giả đã phân tích các hố rộng hơn 8 km thành bốn độ tuổi khác nhau.
Trong lịch sử, miệng núi lửa Mặt Trăng được đặt theo tên của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà thiên văn học và phi hành gia.
Truyền thống này được Giovanni Riccioli bắt đầu vào thế kỷ XVII và hiện đã được chính thức hóa bởi Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU). Tuy nhiên, không có khả năng IAU sẽ tìm kiếm 100.000 người để vinh danh - hầu hết các miệng núi lửa được đặt tên hiện nay đều lấy tên của họ từ một miệng núi lửa lớn hơn gần đó và một chữ cái bổ sung.