Hôm nay, thiên thạch kích thước gấp đôi sân bóng bay lướt qua Trái Đất
(Dân trí) - Thiên thạch 2017 TS3 sẽ bay ngang qua Trái Đất với vận tốc hơn 35.000 km/h (gấp 30 lần vận tốc âm thanh).
Bộ phận chuyên theo dõi các hiện tượng không gian tại NASA cho biết thiên thạch tên là 2017 AG13 với đường kính khoảng 219m sẽ tăng tốc để bay lướt qua Trái Đất vào khoảng 5:51 UTC, tức 1 giờ chiều ngày 2/11 theo giờ Việt Nam.
Mặc dù thiên thạch này được xem là ở khá gần Trái Đất, nhưng khoảng cách của nó là đủ xa để không khiến chúng ta gặp bất kỳ mối nguy hiểm nào. Ước tính, thiên thạch 2017 TS3 sẽ bay qua Trái Đất ở khoảng cách gần nhất là 8,69 triệu km, tức xa hơn gấp 14 lần so với Mặt Trăng.
TS3 được dự đoán sẽ đến gần chúng ta hơn khi nó thực hiện quỹ đạo quay quanh Mặt Trời, nhưng đây cũng không chính xác là một cuộc "chạm trán" sẽ làm rung chuyển Trái Đất .
NASA cũng đã chuẩn bị sẵn các kịch bản để lường trước và đối phó nếu hậu quả xảy ra là một tiểu hành tinh tiến đến Trái Đất được liệt vào danh sách "Những hành tinh nguy hiểm tiềm tàng" (PHA).
TS3 không phải là một trong những trường hợp ấy, bởi mặc dù có tốc độ đáng kinh ngạc, nhưng kích thước của nó vẫn còn nhỏ hơn nhiều tiểu hành tinh ở ngoài không gian và sẽ không đến quá gần Trái Đất.
Các sự kiện PHA thường chỉ giới hạn ở các tiểu hành tinh đi qua trong vòng 7,2 triệu km so với Trái Đất và có đường kính hơn 140m.
Tính đến ngày 17/4/2021, thế giới ghi nhận có 25.647 vật thể gồm các tiểu hành tinh và sao chổi đang tiến lại gần Trái Đất. Trong đó năm 2020 xác lập số lượng kỷ lục với 2.959 vật thể được phát hiện.
Tuy nhiên chỉ tính riêng trong năm 2020, mạng lưới các đài quan sát thiên văn trên toàn thế giới đặt tại hơn 40 quốc gia đã thu thập gần 39,5 triệu bản ghi về việc quan sát được các vật thể tương tự - nhiều hơn đáng kể so với con số thống kê trước đó.