1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Hóa thạch sinh vật biển cực hiếm mắc kẹt trong hổ phách 99 triệu năm tuổi

(Dân trí) - Một sinh vật biển cực kỳ quý hiếm vừa được phát hiện trong một mảnh hổ phách 99 triệu năm tuổi đang giúp các nhà nghiên cứu tập hợp lại những gì có trong hệ sinh thái cổ đại trong thời kỳ khủng long.

Cụ thể, một hoá thạch Cúc đá có kích thước bằng móng tay được tìm thấy trong một khối hổ phách cùng với ít nhất 40 sinh vật riêng lẻ khác từng sống trên đất liền hoặc trên biển trong thời kỳ giữa kỷ Phấn trắng.

Hóa thạch sinh vật biển cực hiếm mắc kẹt trong hổ phách 99 triệu năm tuổi - 1
Mẫu hoá thạch cực hiếm mới được phát hiện chứa nhiều thông tin quan trọng.

Các sinh vật dưới nước hiếm khi được tìm thấy trong hổ phách, nhưng khi chúng xuất hiện, chúng cung cấp bằng chứng vô giá cho sự hiểu biết tốt hơn về hổ phách và các hệ sinh thái trong quá khứ.

Hình ảnh 3D có độ phân giải cao thu được thông qua chụp cắt lớp vi tính X-quang (micro-CT) cho thấy lớp vỏ là Puzosia (Bhimaites) chưa trưởng thành, một phân loài của cúc đá với lớp vỏ mịn màng. Nhưng làm thế nào mà một động vật thân mềm cổ xưa cuộn lên trong nhựa cây cùng với những con ve cổ đại, nhện, động vật nhiều chân, gián và ong bắp cày chỉ được tìm thấy trên đất liền?

Các nhà nghiên cứu tin rằng nhựa rất có thể chảy từ một cây lá kim từng được tìm thấy trong một cảnh quan ven biển, cửa sông. Khi trọng lực kéo nhựa thấm xuống cây, bất kỳ con bọ hay động vật sống trên cạn nào cũng sẽ bị bao vây.

Cuối cùng, nhựa sẽ đến bãi biển nơi nó sẽ bao quanh bất kỳ sinh vật biển nào trên đường đi của nó. Tuy nhiên, không có mô mềm nào được tìm thấy trong vỏ cúc đá hoặc bốn vỏ sò biển khác trong hổ phách, cho thấy rằng các động vật có khả năng đã chết vào thời điểm chúng bị cuộn trong nhựa.

Trang Phạm 

Theo IFL Science