Hóa thạch của chuột tiền sử có kích thước bằng con người

(Dân trí) - Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hóa thạch của một con chuột khổng lồ thời tiền sử có kích thước bằng một con người cách đây nhiều năm ở Nam Mỹ.

Được biết đến với cái tên Neoepiblema ac Greensis, con chuột 10 triệu năm tuổi nặng khoảng hơn 80kg và có hai chiếc răng cửa cong khổng lồ được sử dụng để bẻ hạt và ăn con mồi.

Hai hóa thạch hộp sọ của loài chuột này vừa được tìm thấy ở phía tây Amazon, Brazil.

Hóa thạch của chuột tiền sử có kích thước bằng con người - 1
Một con chuột thời tiền sử khổng lồ to lớn như một con người sống trong rừng nhiệt đới Amazon 10 triệu năm trước đã được các nhà khoa học khai quật.

Mặc dù kích thước to lớn, nhưng N. ac Greensis không thông minh lắm; bằng cách chụp CT, các nhà nghiên cứu đã phát hiện não của nó có thể chỉ nặng hơn 0.1 kg. "Mặc dù Neoepiblema là một trong những loài gặm nhấm lớn nhất từ ​​trước đến nay, bộ não của loài vật này rất nhỏ so với khối lượng cơ thể của nó", tác giả chính của nghiên cứu Jose Ferreira cho biết .

Hóa thạch của chuột tiền sử có kích thước bằng con người - 2
Neoepiblema ac Greensis có hai răng cửa cong lớn để gặm hạt và xé con mồi.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng N. ac Greensis có "chỉ số hóa não rất thấp so với các loài gặm nhấm khác".

Chỉ số encephalization (EQ) là cách để đo lường sự khác biệt giữa kích thước cơ thể ​​của động vật và kích thước thực tế của não. Con người có EQ trung bình xấp xỉ 6, trong khi hầu hết các loài gặm nhấm ở Nam Mỹ có EQ là 1,05. Nhưng N. acreenis chỉ có EQ là 0,3.

Hóa thạch của chuột tiền sử có kích thước bằng con người - 3
Các nhà khoa học tái tạo hình ảnh của Neoepiblema ac Greensis.

Phương Huyền

Theo Fox News