1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Hổ Sumatra quý hiếm suýt thành “sát thủ”

(Dân trí) - Một nhân viên chăm sóc thú tại Kansas (Mỹ) đã bất ngờ bị tấn công bởi con hổ Sumatra đang được nuôi dưỡng tại vườn thú.

Rất may là không có thêm ai bị thương sau sự kiện hi hữu tại sở thú Topeka ở Kansas. Con hổ đực Sumatra đã tấn công người chăm sóc và gây ra vết thương khiến nhân viên này phải nhập viện với tình trạng đa chấn thương.

Hổ Sumatra quý hiếm suýt thành “sát thủ” - 1
Một nhân viên ở Kansas đã bị chấn thương khá nặng khi con hổ Sumatra bất ngờ sổng chuồng tấn công.

Mặc dù những người canh gác không bao giờ được ở cùng một không gian với những con hổ, nhưng dường như con hổ Sumatra đã bị sổng chuồng và lao vào tấn công.

"Có một số lỗi xảy ra ở đây", Brendan Wiley, giám đốc sở thú, xác nhận vụ việc.

Nhân viên nữ bị tấn công này là người giữ hổ chính của sở thú và đã làm việc ở đó trong nhiều năm, công việc chính của cô là dọn dẹp và bảo trì chuồng trại, Brendan Wiley cho biết.

Nhân viên vườn thú, người mà Wiley từ chối nêu tên, với lý do riêng tư của gia đình cô, đã phải chịu "vết rách và vết thủng" ở phía sau đầu, cổ, lưng và cánh tay. Rất may là nhân viên này vẫn tỉnh táo khi được chuyển đến bệnh viện.

Ngay sau khi xác nhận con hổ bị sổng, một đội phản ứng nhanh với súng cũng được đưa đến và đã dụ dỗ thành công con hổ về trở lại chuồng.

"Một số nhân viên của chúng tôi đã chứng kiến ​​một số điều mà bạn hy vọng trong suốt sự nghiệp không cần chứng kiến", Wiley nói.

Vườn thú Topeka có hai con hổ Sumatra trưởng thành: Jingga, một con cái và Sanjiv, được đưa đến sở thú vào tháng 8 năm 2017.

Shanna Simpson, giám sát viên chăm sóc động vật, từng nói rằng Sanjiv "là con mèo ngọt ngào nhất tôi từng có gặp". Vào tháng 10, Jingga đã sinh ra bốn con hổ. Ba con đực một con cái.

Người phát ngôn của thành phố Molly Hadfield cũng đã đưa ra thông báo: "Sẽ không có chuyện gì xảy ra với con hổ, nó là một động vật hoang dã và hành động theo bản năng’.

Hổ Sumatra đang bị đe dọa nghiêm trọng. Loài này chỉ còn lại khoảng 400 con trong tự nhiên, theo Quỹ Động vật hoang dã Thế giới. Chúng có nguồn gốc từ Indonesia, nơi nạn phá rừng, xâm lấn và săn trộm của con người đã đưa số lượng các cá thể đến bờ vực tuyệt chủng.

Trang Phạm (Theo Science Alert)