Hiệu ứng giả dược giúp làm lành "trái tim tan vỡ"
(Dân trí) - Bạn cảm thấy đau lòng sau cuộc chia tay mới đây? Chỉ cần tin rằng bạn đang làm một điều gì đó giúp bản thân vượt qua hình ảnh người cũ, điều này tác động lên các vùng não liên quan đến điều tiết cảm xúc, làm giảm cảm nhận đau đớn.
Đây là một khám phá mới mẻ từ một nghiên cứu của Đại học Colorado Boulder đo lường các tác động thần kinh và hành vi của tác dụng giả dược đối chứng với một nhóm tình nguyện viên mới bị tổn thương gần đây.
Tác giả đầu tiên và là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, Leonie Koban cho biết: "Chia tay với người yêu là một trong những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực nhất mà một người có thể có và nó có thể là một yếu tố quan trọng gia tăng các vấn đề tâm lý". Một nguy cơ cao hơn 20 lần phát triển trầm cảm trong năm tiếp theo. "Trong nghiên cứu này, chúng tôi phát hiện giả dược có thể có tác động khá mạnh đến việc giảm cường độ nỗi đau."
Trong nhiều thập kỷ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phương pháp điều trị bằng placebost (giả dược)- không có thành phần hoạt chất- có thể đo lường được độ giảm đau dễ dàng , trên bệnh Parkinson và các bệnh lý thể chất khác.
Nghiên cứu mới được công bố vào tháng 3 trên tạp chí the Journal of Neuroscience, lần đầu tiên đo lường tác động của giả dược đối với cảm giác đau đớn khi bị từ chối tình cảm.
Các nhà nghiên cứu đã tuyển 40 tình nguyện viên đã trải qua một "sự tan vỡ cảm xúc lãng mạn không mong muốn" trong vòng sáu tháng gần đây. Họ được yêu cầu cung cấp một bức ảnh về người bạn cũ và một bức ảnh của một người bạn tốt cùng giới cho phòng thí nghiệm hình ảnh não.
Bên trong máy chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI), những người tham gia được thấy hình ảnh của người bạn đời cũ và yêu cầu nhớ lại sự tan vỡ. Sau đó, họ sẽ thấy hình ảnh hiển thị của bạn bè. Họ cũng phải chịu đau đớn cả thể chất (kích thích nóng trên cẳng tay trái).
Khi những kích thích này được lặp đi lặp lại, các đối tượng đánh giá mức độ cảm nhận của họ trên thang đo từ 1 (rất xấu) đến 5 (rất tốt). Trong khi, máy fMRI theo dõi hoạt động của não bộ.
Mặc dù không đồng nhất, các vùng sáng lên đau về thể chất và tinh thần là tương tự nhau.
Các đối tượng sau đó được đưa ra khỏi máy và được xịt mũi. Một nửa đối tượng nghiên cứu được cho biết đó là một "thuốc giảm đau có hiệu quả trong việc giảm đau cảm xúc." Một nửa được nói đó là một dung dịch muối thông thường.
Quay lại bên trong máy, các đối tượng một lần nữa nhìn thấy hình ảnh của người cũ và chịu đau đớn. Nhóm dùng giả dược không chỉ cảm thấy đau về thể chất ít hơn mà còn cảm thấy tốt hơn về mặt cảm xúc, nhưng não của họ phản ứng khác khi nhìn người cũ
Hoạt động ở vỏ não phía trước - một khu vực liên quan đến điều chỉnh cảm xúc - tăng lên nhanh chóng. Trên khắp não bộ, những khu vực liên quan đến việc từ chối yên tĩnh. Đáng chú ý, sau giả dược, khi những người tham gia cảm thấy tốt nhất họ cũng cho thấy hoạt động gia tăng ở khu vực của não giữa được gọi là xám quanh cống não (PAG). PAG giữ một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mức độ các chất hóa học hay opioid và những chất dẫn truyền thần kinh cảm giác tốt như dopamine trong não tác dụng giảm đau đớn.
Các khoa học cho biết hiện tượng này có thể được giải thích như sau: "Khi bạn có những kỳ vọng tích cực, chúng ảnh hưởng đến hoạt động ở vỏ não trán trước, điều này tác động lên hệ thống trong não giữa tạo ra phản ứng hóa học thần kinh opioid hoặc dopamine ".
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tác dụng một mình giả dược không chỉ giảm bớt chứng trầm cảm, mà còn có thể làm cho thuốc chống trầm cảm hoạt động tốt hơn.
"Chỉ cần thực tế là bạn đang làm một cái gì đó cho bản thân và tham gia vào một hoạt động nào đó mang lại cho bạn hy vọng nó có thể có hiệu quả", Wager cho biết
Nghiên cứu này không chỉ giúp họ hiểu rõ hơn về cảm xúc đau đớn trong não mà còn gợi ý những cách mọi người có thể sử dụng sức mạnh hy vọng cho lợi ích bản thân.
Thu Hồng (Theo ScienceDaily)