Hệ thống “Holodeck” để nghiên cứu chức năng não bộ động vật

(Dân trí) - Các nhà khoa học tại Đại học Freiburg đã phát triển một hệ thống thực tế ảo FreemoVR khiến động vật có thể di chuyển tự do trong một thế giới 3D để nghiên cứu về chức năng não bộ của chúng.

Hệ thống  “Holodeck” để nghiên cứu chức năng não bộ động vật - 1

Nghiên cứu được đăng tải trên trang Nature Methods, cho thấy cách FreemoVR cho phép các nhà nghiên cứu kiểm soát được kinh nghiệm thị giác của động vật, đồng thời duy trù phản hồi tự nhiên cho các giác quan nhạy cảm của chúng.

Công nghệ này cho phép các nhà khoa học nghiên cứu cơ chế nơ-ron dựa trên hành vi của động vật. “Chúng tôi tạo ra hệ thống Holodeck cho động vật để chúng có thể trải nghiệm một môi trường như thật dưới sự điều khiển của máy tính để chúng tôi có thể thực hiện các thí nghiệm để tiết lộ cách chúng nhìn thấy vật thể, môi trường và các động vật khác”. Nhà phát triển của FreemoVR, Andrew Straw phát biểu trong một thông cáo báo chí.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng FreemoVR để kiểm tra phản ứng của một con cá vằn(zebrafish) bơi tự do và một số con ruồi khi bay tự do tới một vị trí thẳng và kiểm tra một con chuột di chuyển trong một cánh đồng ngô ảo.

Các thí nghiệm cho thấy sự khác biệt về hành vi không được chú ý trước đây giữa cá vằn hoang và dòng cá vằn đột biến.

“Tôi thực sự ngạc nhiên về khả năng bắt chước môi trường tự nhiên phức tạp và khả năng kiểm tra chức năng não bộ nâng cao trên cá vằn” Nhà khoa học Kristin Tessmar-Raible của MFPL nói. “Hệ thống giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về chức năng não bộ và mức độ chúng ta có thể sử dụng những động vật có xương sống hàng ngày này như những mô hình để nghiên cứu”.

Thiên Hương (Theo UPI)