Hé lộ câu chuyện ít người biết về ngọn lửa 50 năm của "Cổng địa ngục"

Trang Phạm

(Dân trí) - Được biết đến nhiều với tên gọi "Cổng địa ngục", miệng núi lửa Darvaza và những vùng lân cận rực lửa của nó thu hút hàng trăm khách du lịch hàng năm bất chấp cảnh báo nguy hiểm.

Hé lộ câu chuyện ít người biết về  ngọn lửa 50 năm của Cổng địa ngục - 1

Khu vực "Cổng địa ngục" ở sa mạc Karakum của Turkmenistan, là một phần của Liên bang Xô viết hồi năm 1971. Người Liên Xô khi đó theo đuổi tìm kiếm các mỏ dầu và phát hiện ra thứ mà họ cho là có nguồn dồi dào trên sa mạc.

Các kỹ sư đã lắp đặt một trạm bao gồm một mũi khoan khá lớn và nặng. Sau khi bắt đầu khoan, họ nhanh chóng nhận ra rằng họ đã đánh giá sai bản chất của mỏ khí.

Thay vì khoan vào dầu, họ đã thiết lập một hoạt động khổng lồ bên trên một túi khí tự nhiên khổng lồ. Giàn khoan nhanh chóng sụp đổ, tạo ra một cái hố khổng lồ mà ngày nay được gọi là miệng núi lửa Darvaza.

Darvaza có chiều ngang 70,1 mét và sâu 20,1 mét. Sự sụp đổ của nó dẫn đến hiệu ứng domino khiến các miệng núi lửa sụp đổ nối tiếp. Với mỗi miệng núi lửa mới, khí tự nhiên chủ yếu được tạo thành từ mêtan.

Điều này cho thấy một vấn đề lớn vì khí mêtan có đặc điểm sẽ hút hết lượng ôxy có sẵn trong không khí. Lo sợ cho cuộc sống của cộng đồng địa phương và động vật hoang dã, các nhà khoa học đã quyết định đốt cháy nó.

Điều đáng nói là dự đoán sai lầm ban đầu cho rằng chỉ cần mất vài tuần là sẽ xử lý xong, sau đó chất lượng không khí của sa mạc Karakum sẽ tiếp tục như bình thường.

Cho đến ngày nay, ngọn lửa vẫn chưa ngừng cháy kể từ lần đầu tiên được thắp sáng cách đây nửa thế kỷ. Các nhà khoa học chưa ai có thể lập luận chắc chắn việc chúng sẽ tiếp tục cháy trong bao lâu nữa.