1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Hành tinh lạ có thể quét sạch sự sống trên trái đất?

(Dân trí) - Từ một công bố, các nhà khoa học đang cố gắng khám phá thêm về thế giới bí ẩn, còn được gọi là “Hành tinh X”. Các giả thuyết từ việc hành tinh này có thể là một ngoại hành tinh “bị đánh cắp” bởi mặt trời của chúng ta cho đến việc nó có thể tiêu diệt loài khủng long như thế nào.

Thậm chí, một số nhà khoa học còn cho rằng nó có thể nằm trên tuyến đường va chạm với Trái đất.

Trong một bài báo của The Conversation, Giáo sư Andrew Coates, Phó giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học Không gian Mullard, UCL, đã cho biết về thế giới bí ẩn này và chúng ta có thể khám phá nó.

Một nghiên cứu từng cho rằng “Hành tinh số 9” có thể ẩn giấu ở các vùng ngoại ô của hệ mặt trời. Các nhà thiên văn đang cố gắng theo dõi nó, tuy nhiên chưa ai quan sát được hành tinh này, mà hầu như chỉ dựa vào tính toán.

Một nghiên cứu từng cho rằng “Hành tinh số 9” có thể ẩn giấu ở các vùng ngoại ô của hệ mặt trời
Một nghiên cứu từng cho rằng “Hành tinh số 9” có thể ẩn giấu ở các vùng ngoại ô của hệ mặt trời

Sự tồn tại của hành tinh này được đề cập sau khi các nhà khoa học nhận thấy rằng các vật thể ở những vùng lân cận với hành tinh này đang di chuyển một cách kỳ lạ.

Dựa vào đó các nhà thiên văn học đã mô phỏng cấu trúc, quỹ đạo của hành tinh số 9, mối đe dọa của nó với trái đất và nguồn gốc có thể đã được tính toán.

Tuy nhiên, với tất cả các dữ liệu này trong tay, liệu chúng ta có thực sự sắp tìm ra nó hay không? hãy xem một số kết quả gần đây và những gì thực sự có ý nghĩa.

Đây có thể là một ngoại hành tinh

Nghiên cứu mới nhất đã đưa ra hai kịch bản khác nhau về nguồn gốc của hành tinh số 9: Một là nó có thể bắt đầu giống như lõi hành tinh ngoài cùng được hình thành từ hệ mặt trời đầu tiên của chúng ta và đã bị trục xuất khỏi hệ mặt trời do một số quá trình, có lẽ là một vụ va chạm. Tuy nhiên, khả năng khác là mặt trời của chúng ta có thể đã đánh cắp hành tinh số 9 từ một ngôi sao gần trong dải ngân hà cách đây 4,5 tỷ năm và tạo ra nó, một hành tinh ngoài hệ mặt trời gần nhất.

Khi những vùng hình thành các ngôi sao tương đối dày đặc - mặt trời được sinh ra trong chùm sao có lẽ gồm 1.000 ngôi sao khác nhau - những thực thể này có thể tương tác nhau. Trong khi điều này hoàn toàn có thể, nghiên cứu giả định rằng các thực thể có kích thước như Sao Hải Vương mà tương đối phổ biến ở khu vực này.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc quan sát kỹ hơn và mô hình hóa những vị trí và quỹ đạo của những vật thể nhỏ trong hệ mặt trời ngoài Sao Hải Vương hiện nay có thể cung cấp thêm manh mối về xuất xứ của Hành tinh số 9.

Hành tinh số 9 có thể được hình thành từ sắt và băng

Những mô phỏng máy tính khác cho rằng, hành tinh số 9 là một gã băng khổng lồ từ xa giống như Sao Hải Vương và Thiên vương tinh. Theo tính toán của các nhà khoa học, sự phát triển về kích thước, nhiệt độ, độ sáng và màu sắc của một vật thể như vậy, có thể di chuyển từ một điểm gần mặt trời hơn, nơi mà nó hình thành đến vị trí xa xôi cách khoảng 700 AU. Nghiên cứu này cho thấy hành tinh số Chín giống như một 'Thiên vương nhỏ', có lõi sắt, bọc silicat và vỏ ngoài là băng và các tầng hydro/heli bên ngoài cùng. Nhiệt độ của nó vào khoảng -226°C (hay 47 Kelvin) - và phần lớn hành tinh này có nội nhiệt chứ không phải hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời, có nghĩa là sẽ rất khó nhìn thấy nó bằng kính thiên văn quang học.

Trong thực tế, hành tinh này sẽ phản xạ rất ít ánh sáng mặt trời, điều đó có nghĩa nó sẽ được hiển thị ở bước sóng hồng ngoại (bước sóng nhiệt) thay vì ánh sáng nhìn thấy.

Nghiên cứu có thể hữu ích cho các nhà khoa học đang mô hình và tìm kiếm hành tinh, nó giúp họ biết được những gì họ nên tìm kiếm.

Có thể việc phát hiện hành tinh số 9 khó hơn chúng ta tưởng. Cho đến nay, việc tìm kiếm hành tinh này vẫn chưa thành công, tuy nhiên có thể có những cách khác để phát hiện ra nó. Ví dụ, đã có dự đoán rằng, quỹ đạo của tàu vũ trụ Cassini trên sao Thổ có thể bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của hành tinh số 9, dựa vào vị trí có thể của nó trong chòm sao Kình ngư ở khoảng 630 AU (1 AU = khoảng cách giữa trái đất và mặt trời). Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học vẫn nghi ngờ về điều này.

Vậy tại sao chúng ta không nhìn thấy nó?

Nghiên cứu xây dựng mô hình phía trong hành tinh cũng mặc nhiên thừa nhận dễ dàng rằng vật thể được phát hiện bằng việc sử dụng những khảo sát như WISE, và đã tính toán kích thước hiện tại của hành tinh số 9 chỉ bằng 3,7 lần so với Trái đất. Do đó, họ cho rằng nó sẽ rất khó phát hiện hành tinh bằng các công cụ hiện tại, tuy nhiên nếu trong tương lai sử dụng các kính viễn vọng thì có thể phát hiện được.

Với quỹ đạo được dự đoán khoảng từ 200 đến 1,200-2,000 AU – chúng nằm cách xa chúng ta hơn so với mặt trời rất nhiều - có vẻ như chúng ta sẽ an toàn đối với hành tinh số 9. Cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy vật thể có thể gây nguy hiểm cho trái đất.

Tuy nhiên, các nhà quan sát vẫn tiếp tục theo dõi những vấn đề tiềm ẩn từ các vật thể gần trái đất. Nếu hành tinh số 9 có tồn tại, chắc chắn sẽ là một vật thể khó phát hiện.

Chúng ta biết rằng những ảnh hưởng của nó đối với sáu vật thể gần đó có vẻ phù hợp với giả thuyết về sự tồn tại của nó, mặc dù giả thuyết này chưa được các nhà thiên văn chấp nhận. Tuy nhiên nó sẽ là cơ sở chắc chắn để thúc đẩy nghiên cứu chi tiết hơn.

Nhờ mô hình tính toán, việc tìm kiếm được thu hẹp hơn. Đồng thời, công nghệ đang phát triển và những quan sát trong khu vực này đang được cải thiện. Nếu hành tinh số 9 tồn tại, chỉ trong một vài năm tới nó sẽ được tìm thấy.

Minh Trang (Lược dịch theo Dailymail)