1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Hãi hùng một người đàn ông ở Ấn Độ có sở thích ăn đinh sắt

(Dân trí) - 116 chiếc đinh sắt được loại bỏ khỏi cơ thể một người đàn ông ở Ấn Độ đã khiến ngay cả các bác sĩ phẫu thuật cũng phải giật mình sợ hãi.

Một người đàn ông ở bang Rajasthan, phía tây bắc Ấn Độ đã may mắn sống sót sau khi ăn 116 chiếc đinh sắt. May mắn cho người đàn ông này đó là không có vật dụng nào dài 6,5 cm để đủ kích thước làm thủng niêm mạc dạ dày của anh ta và tất cả đã được các bác sĩ ở thị trấn Bundi loại bỏ.

Hãi hùng một người đàn ông ở Ấn Độ có sở thích ăn đinh sắt - 1
Hàng trăm chiếc đinh sắt đã được một người đàn ông Ấn Độ nuốt “ngon lành”.

Bhola Shankar chỉ xuất hiện tại bệnh viện khi nhận thấy những cơn đau dạ dày bất thường. Các bác sĩ đã thực hiện chụp X-quang và không khó khăn để phát hiện “một khối” đinh sắt trong dạ dày người đàn ông 43 tuổi. Ngay hôm sau, người đàn ông này đã được thực hiện phẫu thuật.

Shankar là một người làm vườn thuê cũng không thể giải thích lý do tại sao anh ta lại thích ăn các vật kim loại sắc nhọn, và ngay cả các bác sĩ nói rằng họ cũng không biết những chiếc đinh sắt đã ở trong bụng người đàn ông này bao lâu.

Shankar hiện đang hồi phục tốt, mặc dù sự cố này là một cảnh báo về một số hội chứng rối loạn ăn uống và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Pica là tên hội chứng được đặt cho một loạt các vấn đề rối loạn ăn uống liên quan đến việc ăn các vật phẩm không có giá trị dinh dưỡng, chẳng hạn như đất, tóc, gỗ và kim loại. Đặc biệt hơn là chứng bệnh kì lạ có tên Acuphagia khiến người mắc bệnh thường có xu hướng thích ăn các vật sắc nhọn.

Những người mắc bệnh acuphagia có nguy cơ phá hủy ruột của họ, có thể gây tử vong, và điều trị tình trạng này là vô cùng khó khăn. Thông thường, các bác sĩ trước tiên kiểm tra sự thiếu hụt chất sắt, có thể dẫn đến một sự ép buộc để bù đắp cho điều này bằng cách ăn kim loại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình trạng này được thúc đẩy bởi tâm lý chứ không phải nguyên nhân dinh dưỡng, và nó cần một loạt các phương pháp điều trị khác nhau là cần thiết để điều trị.

Khôi Nguyên

Theo IFL Science