1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Góc khuất quan lại thời phong kiến: Bị ngã, chết đuối khi lên chầu vua

Minh Khôi

(Dân trí) - Những quy định chốn quan trường cho thấy một xã hội phong kiến vô cùng hà khắc, và ít được thể hiện trên các bộ phim truyền hình dã sử.

Góc khuất quan lại thời phong kiến: Bị ngã, chết đuối khi lên chầu vua - 1

Buổi chầu triều có thể trở thành cơn "ác mộng" với các quan, dẫn tới phạm trọng tội hay thậm chí mất mạng (Ảnh: Sohu).

Nhiều người khi xem các phim dã sử Trung Quốc về thời nhà Thanh, thường buông lời chế nhạo các quan đại thần đứng chầu khi bị hoàng đế khiển trách, chỉ biết cúi rạp không dám lên tiếng. Nhiều người tỏ ra run rẩy, yếu ớt... khiến chúng ta đặt câu hỏi về phong thái của một vị quan thời bấy giờ.

Tuy nhiên, sử sách chỉ ra rằng, các quan đại thần cũng có nỗi khổ riêng, đến từ hàng loạt quy định vô cùng hà khắc trong thời kỳ này.

Nguồn tin từ Sohu cho biết, trong một buổi thượng triều thời nhà Thanh, hoàng đế có thể đến muộn, thậm chí tỏ ra ngái ngủ, uể oải, nhưng các quan trong triều không được phép biểu lộ cảm xúc này.

Được biết vào thời xưa, các quan muốn vào Tử Cấm Thành để chầu triều phải đi từ rất sớm. Nếu như thời gian bắt đầu một buổi chầu là khoảng 5 giờ, thì các quan phải đi từ tờ mờ sáng, và có mặt lúc 4 giờ, rồi đợi bên ngoài hoàng cung.

Trong đó, chỉ có những quan đại thần cấp cao, như thừa tướng, quan đứng đầu các bộ... là được phép ngồi kiệu. Còn lại, các quan đều phải đi bộ một khoảng cách rất xa từ cổng điện tới nơi diễn ra buổi chầu.

Ngoài ra, họ cũng không được phép dùng đèn lồng để soi đường, vì việc này được cho là sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của hoàng đế.

Bởi lẽ đó, đã có rất nhiều các quan bị vấp ngã, hay thậm chí rơi xuống hào nước và chết đuối trong lúc lên dự buổi chầu, đặc biệt là những người đã có tuổi, mắt kém, đi lại khó khăn...

Góc khuất quan lại thời phong kiến: Bị ngã, chết đuối khi lên chầu vua - 2

Những quy định chốn quan trường cho thấy một xã hội phong kiến vô cùng hà khắc (Ảnh: Sohu).

Về sau, để giải quyết tình trạng này, các quan đã thống nhất đi thành đoàn, với người dẫn đầu thường là quan bộ trưởng, được phép cầm theo một chiếc đèn lồng duy nhất để soi đường.

Theo ghi chép, các quan nếu như vắng mặt trong buổi chầu triều mà không có lý do thích đáng, sẽ bị trừ 1/4 tháng lương. Lần thứ 2 tái phạm sẽ bị trừ 3 tháng lương.

Ngoài ra, nếu các quan không lên chầu một tháng liên tục thì bị coi là "tội hình sự" và có thể bị phạt tù lên tới 1 năm theo luật.

Tất nhiên, điều luật này vẫn tương đối nhân từ so với một số triều đại khác. Tiêu biểu như ở thời nhà Minh, nếu một quan đến muộn buổi chầu, sẽ ngay lập tức bị đánh 20 trượng. Tái phạm sẽ bị đánh 100 trượng.

Nhiều vị quan già do tuổi cao sức yếu, không thể chịu được hình phạt này, bị đánh chết tại chỗ.

Không chỉ vậy, các quan cũng hầu như không dám ăn sáng, ngay cả lúc đứng đợi ngoài chính điện. Đó là vì nếu trót ăn hoặc uống nước quá nhiều, cơ thể sẽ sản sinh các "nhu cầu" không thể trì hoãn. Điều này sẽ làm gián đoạn buổi triều.

Trong một ngày mà hoàng đế cảm thấy thoải mái, các quan có thể được châm chước nếu phạm vào điều này. Tuy nhiên, nếu hoàng đế cảm thấy khó chịu, quan có thể bị mắng, phạt, thậm chí mất mạng và liên lụy đến gia đình.

Những quy định chốn quan trường cho thấy một xã hội phong kiến vô cùng hà khắc, nơi mà không một ai có thể an toàn nếu như không có được sự tỉnh táo và khôn khéo cần thiết.

Dẫu vậy, bài học từ những câu chuyện này cũng mang lại nhiều ý nghĩa giáo dục đối với cuộc sống ngày nay.

Theo www.sohu.com

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm