1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Giới khoa học Nga xác minh độc sinh thái của các hạt nano bạc

(Dân trí) - Các nhà khoa học đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NUST MISIS) đã hợp tác với các đồng nghiệp đến từ Học viện Khoa học Nga để chứng minh lượng độc sinh thái cao của các hạt nano bạc.

Giới khoa học Nga xác minh độc sinh thái của các hạt nano bạc - 1

Họ đã thu được bằng chứng về độc sinh thái của các hạt nano này sau khi thí nghiệm với phôi thai cá vằn (tên khoa học là Danio rerio). Một bài viết tóm tắt kết quả của dự án nghiên cứu đã được đăng trên tờ Journal of Hazardous Materials.

Ta thường biết rằng bạc là một kim loại mạnh, và với khối lượng lớn có thể làm cơ thể người nhiễm độc. Kể từ thời xa xưa, con người đã biết rằng bạc có vai trò như một chất khử nhiễm. Các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu các hạt nano bạc có ứng dụng toàn cầu trong hàng hóa thương mại gia tăng đều đặn mỗi năm. Điều này khiến người ta nghĩ về sự an toàn của mình, với việc các nhà khoa học đánh giá hậu quả và nguy cơ môi trường tiềm tàng và nghiên cứu ảnh hưởng của các đặc tính của hạt nano lên các sinh vật.

Nghiên cứu này là một phần của một dự án có nhiều ấp ủ bao gồm các nhà khoa học đang cố gắng phát triển mô hình độc sinh thái hạt nano. Những mô hình này khiến việc đánh giá trước mức độ độc sinh thái của vật liệu nano mới trở nên khả thi.

Giới khoa học Nga xác minh độc sinh thái của các hạt nano bạc - 2

Thí nghiệm với phôi thai cá vằn - Ảnh từ NUST MISIS

Natalia Abramendo, đồng tác giả cuốn sách về vấn đề này, phát biểu với RIA Novosti: “Chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng độc sinh thái của hai loại hạt nano bạc, gồm hạt nano thẳng và hình cầu. Thí nghiệm gồm bốn loại phôi thai cá vằn được ngâm trong hai loại hạt nano bạc và ion bạc, và một khảo sát mẫu đã được tiến hành”.

Các nhà khoa học trộn một dung dịch hạt nano bạc gồm nước và các hạt nano đã đề cập ở trên với một chất bảo quản trung gian hoặc một dung dịch muối cho sự phát triển của trứng. Phôi thai cá vằn được ngâm trong dung dịch này, và các nhà khoa học quan sát cụ thể sự phát triển của chúng và sự sai lệch hình thái hàng ngày.

Theo các tác giả, cả hai loại hạt nano bạc đều có mức độ độc sinh thái cao, khi so sánh với ion bạc (AgNO3). Cùng lúc đó, hạt nano bạc thẳng chứng tỏ thậm chí còn độc hơn hạt hình cầu.

Abramenko cho biết: “Nghiên cứu trước đây đã lí giải độc sinh thái của các hạt nano bạc là do sự có mặt của các ion bạc (do sự hòa tan một phần các hạt nano). Kết quả của chúng tôi có thể nói rằng độc sinh thái của các hạt nano bạc hoàn toàn có quan hệ với sự có mặt của các hạt nano trong các mẫu vật”.

Dữ liệu này mở rộng khái niệm hiện tại về mối quan hệ giữa đặc điểm các hạt nano và độc sinh thái của chúng. Theo các nhà khoa học, nó có thể được sử dụng để đánh giá các nguy cơ của việc ra mắt các vật liệu nano và để đạt được các hạt nano an toàn cao.

Lộc Xuân (Theo Sputnik)