Giải pháp của Hàn Quốc cho nạn “văn hóa làm quá giờ”

(Dân trí) - Để cải thiện tình trạng làm việc quá giờ, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành giảm số giờ làm việc tối đa một tuần và thực hiện chính sách bắt buộc tắt máy tính của người lao động vào cuối tuần.

Giải pháp của Hàn Quốc cho nạn “văn hóa làm quá giờ” - 1

Ở Hàn Quốc, người lao động làm việc 12 tiếng một ngày là chuyện bình thường. Những người lao động vắt kiệt sức mình để thể hiện là mình siêng năng và tận tụy. Văn hóa làm việc điên cuồng của quốc gia này là nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ kinh tế của Hàn Quốc, nhưng nó đang lấy đi một phần dân số quốc gia này – tỉ lệ sinh đã tụt xuống (tỉ lệ sinh của Hàn Quốc đứng dưới cùng trong số các quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OCED), trong khi tỉ lệ tự tử lại tăng lên.

Chính phủ Hàn Quốc quyết định rằng mọi thứ cần thay đổi. Chính phủ đã giảm số giờ làm việc tối đa một tuần từ 68 giờ xuống còn 52 giờ. Theo BBC, hiện nay, chính phủ đã triển khai việc bắt buộc tắt máy tính của tất cả các nhân viên vào cuối tuần – mục tiêu sau cùng là tất cả các máy tính phải tắt lúc 7 giờ tối mỗi thứ Sau.

Bài viết không đề cập chính xác các văn phòng phải thực hiện kế hoạch như thế nào, hay mức phạt cho các nhân viên và người chủ không tuân thủ. Nhưng tiêu chuẩn đánh giá, sẽ được đưa ra lần đầu trong vòng ba tháng tới, có vẻ không hà khắc. Vậy tại sao lại phải làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng như vậy?

Để so sánh, hãy nhìn lướt qua số liệu thống kê về người lao động ở những nước như Đức, Đan Mạnh hay Na-uy. Ở các nước này, trung bình người lao động sẽ làm việc khoảng 1363 – 1424 giờ/năm. Tuy nhiên, thời gian lao động trung bình ở Hàn Quốc là khoảng 2069 giờ. Vì vậy với người lao động Hàn Quốc, bắt đầu cuối tuần lúc bảy giờ tối thứ sáu là một sự thay đổi lớn.

Đúng vậy, tình hình ở Hàn Quốc khá khắc nghiệt. Nhưng đó không phải là quốc gia duy nhất có chế độ làm việc khắc nghiệt. Ví dụ, người lao động ở Mỹ làm việc trung bình 1783 giờ mỗi năm. Tức là nhiều hơn so với 1713 giờ làm việc trung bình mỗi năm của người lao động tại Nhật Bản, nơi thường được dán nhãn xã hội “cuồng làm việc”.

Theo nhiều đánh giá của Glassdoor, ở Mỹ, Amazon được tự do tiến hành chính sách “làm quá giờ mang tính bắt buộc” và buộc người lao động làm việc tới 60 giờ/tuần (chính sách được này được giám sát chặt chẽ ở nhiều nước như Vương Quốc Anh). Mỹ cũng là đất nước phát triển duy nhất không cho phụ nữ nghỉ đẻ mà hưởng lương. Phụ nữ phải đối mặt với sự phân biệt hoặc khó khăn về tài chính nếu họ quyết định nghỉ phép sau khi sinh.

Buộc người lao động làm việc lâu hơn không có nghĩa là họ sẽ làm được nhiều việc hơn. Nghiên cứu cho thấy, sau khi năng suất lao động đã đạt mức tối đa, con người sẽ trở nên mệt mỏi, dễ mắc lỗi hơn, và thậm chí có thể bị ốm. Nhưng hầu như vì lí do nào đó, người ta không hiểu được điều này.

Ở nhiều quốc gia, làm việc nhiều giờ hơn tức là một người lao động “giỏi” hơn. Thực tế rằng bạn có lẽ chỉ dành nửa ngày lướt Facebook (hay các trang mạng xã hội khác bạn thích) có vẻ không có khác biệt gì lớn với người làm việc bình thường.

Lộc Xuân (Theo Futurism)