1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Giải mã bí ẩn về hóa thạch khủng long có cổ dài kì quái

Trang Phạm

(Dân trí) - Một loài bò sát sống ở kỷ Trias dài 6 m với chiếc cổ dài 3 m lâu nay gây khó hiểu cho các nhà khoa học kể từ khi nó được mô tả lần đầu tiên vào năm 1952.

Cho đến mới đây, những bí ẩn về sinh vật này mới phần nào được làm sáng tỏ nhờ các công nghệ hiện đại.

Giải mã bí ẩn về hóa thạch khủng long có cổ dài kì quái - 1
Hình ảnh mô tả của Tanystropheus hydroides.

Các nhà cổ sinh vật học trước đó thậm chí còn không chắc liệu loài động vật cổ dài này sống ở dưới nước hoặc trên cạn. Để giải quyết rõ ràng hơn, các nhà khoa học đã thực hiện quét CT chi tiết các hóa thạch.

Được đặt tên là Tanystropheus hydroides, hóa thạch từng được cho là của một loài khủng long bay, giống như một loài Pterosaur. Một số quan điểm cho rằng nó có một loại xương giống như một thứ gì đó có thể đã nâng đỡ một đôi cánh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã sớm nhận ra sai sót của mình khi nhận thấy rõ ràng những chiếc xương này thực sự là xương cổ thon dài mới chính xác, tương tự như những chiếc xương được thấy ở hươu cao cổ. Khi ghép tất cả 14 chiếc xương lại với nhau, nó cho thấy một con vật bất thường.

Sau khi cơ thể khác thường của sinh vật này đã bước đầu được xác định, các nhà nghiên cứu tiếp tục gặp khó khăn trong việc tìm ra nơi sinh sống trên Trái đất của nó. Mọi việc đã được sáng tỏ khi các nhà nghiên cứu sử dụng sự trợ giúp của máy quét CT để nghiên cứu kỹ hơn về hộp sọ của loài bò sát.

Thực tế, các mẫu vật lấy được đã bị nghiền nát, gây khó khăn cho việc đánh giá chúng trông như thế nào chỉ đơn giản bằng mắt thường, nhưng rất may quá trình quét có thể lắp ráp chúng lại bằng kỹ thuật số.

Quá trình này cho thấy hộp sọ Tanystropheus có những đặc điểm liên quan đến một loài động vật biển. Nó có lỗ mũi trên mõm giống như của cá sấu.

Olivier Rieppel, một nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Field ở Chicago là một trong những tác giả nghiên cứu không ngạc nhiên trước kết quả này.

"Cái cổ đó không có ý nghĩa gì trong môi trường trên cạn. Tôi đã nghiên cứu về Tanystropheus hơn ba mươi năm. Vì vậy thật vô cùng vui khi nhìn thấy sinh vật này lần đầu được giải mã chính thức”, Olivier Rieppel nhận định.