Tuy nhiên khí thiên nhiên chủ yếu là mêtan, có tác động mạnh gây nóng lên toàn cầu. Do đó, khí thiên nhiên chỉ đem lại nhiều lợi ích đối với khí hậu hơn than nếu rò rỉ không quá 2-3%.
Chúng ta không thể đo được lượng khí rò rỉ từ mỗi ống. Tuy nhiên, giải pháp khác là đo tổng lượng khí rò rỉ từ một khoảng cách nhất định. Những chuyến bay qua các mỏ khí đá phiến sét ở Hoa Kỳ đã tiết lộ các nguồn khí mêtan lớn, nhưng những khu vực này còn có các trang trại gia súc sinh ra khí mêtan và hai nguồn này cần được tách rời ra.
Khí đá phiến sét cũng chứa êtan, loại khí không bắt nguồn từ nông nghiệp. Xem xét 2 loại khí êtan và mêtan cùng với nhau, việc triết suất dầu và khí đá phiến sét được phát hiện dễ dàng là nguồn chính có tỷ lệ rò rỉ từ 0,18-2,8%, thậm chí ngay cả trước khi khí đã được phân phối cho người sử dụng. Một số vùng khoan tích cực là những vùng siêu phát thải đáng chú ý.
Êtan từ quá trình triết suất dầu và khí đá phiến sét đều gây ra những vấn đề riêng. Ozone, đồng nghĩa với những đám sương khói ở Los Angeles, là chất gây ô nhiễm phổ biến vào mùa hè, nhưng ở Utah, lần đầu tiên lượng lớn khí này đã đo được vào mùa đông. Ở đây, khí êtan rò rỉ xuất hiện trong điều kiện không khí lạnh, tĩnh lặng và tương tác với ánh sáng mặt trời góc thấp.
Êtan có thể vẫn tồn tại trong không khí khoảng hai tháng, làm cho nó trở thành chất gây ô nhiễm toàn cầu. Êtan được đo từ đỉnh của dãy núi Alps,Thụy Sĩ tăng lên kể từ khi quá trình khai thác khí đá phiến sét quy mô lớn bắt đầu từ năm 2009 tại Hoa Kỳ, đã chứng minh tình trạng gia tăng rò rỉ khí mêtan toàn cầu từ khí tự nhiên.
N.M.P- NASATI (Theo Theguardian)
(Dân trí) - Miệng là nơi cư trú của hàng triệu vi trùng, và khói thuốc lá có thể làm tăng khả năng bám trụ kiên cố của một số vi khuẩn như Porphyromonas gingivalis và chống lại hệ thống miễn dịch.
Thứ sáu, 03/06/2016 - 04:27
(Dân trí) - Trong những ngày nắng nóng này, mọi người đều thấy mệt mỏi, làm việc năng suất thấp. Nếu đi ra nắng nhiều có thể bị say nắng, cần cứu chữa kịp thời, để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Vậy cần làm gì để chống nóng và tránh say nắng.
Thứ sáu, 03/06/2016 - 03:37
(Dân trí) - Tại buổi họp báo về Chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ 12 diễn ra ở Bộ Thông tin và Truyền thông sáng 3/6, Ban tổ chức cho biết: Sẽ có 6 Giáo sư đạt giải Nobel góp mặt tại hội nghị “Khoa học cơ bản và xã hội”. Giáo sư Ngô Bảo Châu – người đạt Huy chương Fields cũng sẽ tham gia.
Thứ sáu, 03/06/2016 - 03:18
(Dân trí) - Có ít nhất 35% rạn san hô ở miền Bắc và miền Trung biển Great Barrier Reef của Úc đã bị chết hoặc sắp bị chết xuất phát từ hiện tượng “tẩy trắng” số lượng lớn san hô. Việc đánh giá mức độ đã được thực hiện sau nhiều tháng khảo sát trên không và dưới nước sau khi hiện tượng tẩy trắng tồi tệ nhất được ghi nhận lần đầu tiên trong lịch sử lại trở nên rõ rệt vào tháng 3 năm nay là do sự ấm lên bất thường của nước biển.
Thứ sáu, 03/06/2016 - 09:40
(Dân trí) - Trong những thử nghiệm mới nhất, các nhà nghiên cứu ở Đại học Rice – những người đã phát triển chiếc ô tô nano đầu tiên và cùng với những người đồng nghiệp ở Đại học North Carolina State (NC State) đã phát hiện ra việc điều khiển các phương tiện trong điều kiện môi trường xung quanh như tiếp xúc với không khí ngoài trời chứ không phải môi trường chân không - sẽ nguy hiểm hơn sau một thời gian vì những chiếc xe đơn phân tử kỵ nước bị kẹt trên đường và gây ra những va chạm với tốc độ lớn.
Thứ sáu, 03/06/2016 - 01:17
(Dân trí) - Những người mắc bệnh hen suyễn nặng cần tránh một số hoạt động và tình huống nhất định, tuy nhiên những cơn hen suyễn vẫn có thể xảy ra. Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Bang Bắc Carolina đang phát triển một hệ thống cảnh báo sớm có thể mang mặc gọi là máy theo dõi sức khỏe và môi trường (Health and Environmental Tracker-HET).
Thứ sáu, 03/06/2016 - 12:10
(Dân trí) - Sử dụng trực tiếp nước mưa để phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể dẫn đến việc mắc các bệnh về đường tiêu hóa, làm sức khỏe con người bị giảm sút. Trước thực tế đó, em Nguyễn Ngọc Thảo Quỳnh và Lê Võ Hoàng Yến - học sinh lớp 11 trường THPT An Lạc Thôn (tỉnh Sóc Trăng) đã triển khai nghiên cứu mô hình "Hệ thống xử lý nước mưa khép kín”
Thứ năm, 02/06/2016 - 05:15
(Dân trí) - Nhiều năm qua, hàng chục hộ dân xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương khốn khổ vì nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn. Để có nước sinh hoạt, người dân phải bỏ tiền ra đầu tư máy lọc và mua nước bình về dùng.
Thứ năm, 02/06/2016 - 04:54
(Dân trí) - Năm 2015, đầu tư và sản xuất năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện đạt kỷ lục trên toàn thế giới.
Thứ năm, 02/06/2016 - 02:12
(Dân trí) - Có rất nhiều lựa chọn nơi mà bạn có thể sinh sống, hiện nay con người đang sống trên mọi châu lục gồm cả Nam Cực. Tuy nhiên, những hành tinh khác ngoài trái đất thì sao?
Thứ năm, 02/06/2016 - 11:09
(Dân trí) - Các nhà khoa học thuộc Viện khoa học sự sống Thượng Hải, Trung Quốc mới đây đã phát hiện ra một loại gen mang tên “BTG1” có khả năng ngăn chặn bệnh gan nhiễm mỡ ở chuột. Phát hiện này sẽ mang đến một hướng đi mới trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Thứ năm, 02/06/2016 - 10:19
(Dân trí) - Các nhà thần kinh học cho biết là có đến hơn 17.000 đầu dây thần kinh nối tiếp với não ở mỗi bàn tay. Họ cũng đưa ra kết luận dấu vân tay có quan hệ sâu sắc và mật thiết đến não bộ của con người và cùng phát triển đồng bộ với nhau. Vì thế muốn phát triển trí não của trẻ em, nên bắt đầu từ việc chăm chút sự khéo léo của hai bàn tay.
Thứ năm, 02/06/2016 - 09:05
(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu đang phát triển một công nghệ mà một ngày nào đó có thể làm cho sơn và các nhãn bao bì màu không bao giờ phai. Màu sắc được tạo ra bởi một loại cấu trúc nano được gọi là “điểm ảnh plasmon”.
Thứ năm, 02/06/2016 - 12:00
(Dân trí) - Chỉ với vỏ một chai nước, một học sinh lớp 4 trường Đoàn Thị Điểm đã mày mò và sáng tạo ra chiếc máy hút bụi. Xuất phát từ mục đích "góc học tập sạch", chiếc máy hút bụi này cho thấy tinh thần đam mê sáng tạo khoa học, tận dụng những vật dụng tưởng như chỉ bỏ đi.
Thứ tư, 01/06/2016 - 03:09
(Dân trí) - Một nghiên cứu mới của Đại học Stirling đã nghiên cứu ra mô hình tuyệt chủng các loài vẫn còn tồn tại trên các đảo ở nhiều hồ chứa thủy điện trên thế giới. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, những đảo ở lòng hồ được tạo ra từ các con đập lớn trên thế giới không duy trì được số lượng động, thực vật như đã tìm thấy trước khi ngập nước.
Thứ tư, 01/06/2016 - 02:18
(Dân trí) - Một loài động vật có túi ăn thịt kỳ lạ sống cách đây khoảng 15 triệu năm về trước tại Úc, loài này có khẩu vị vô độ đối với tất cả các loài ốc sên có vỏ. Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra nhiều tích hóa thạch của sinh vật kỳ lạ này, trong đó bộ răng của chúng vô cùng chắc khỏe giống như chiếc búa được sử dụng để nghiền vỏ của các con mồi di chuyển chậm.
Thứ tư, 01/06/2016 - 02:05
(Dân trí) - Tại sao hàng nghìn hạt xốp nhỏ li ti lại có thể bay nhảy theo nhịp điệu trong một ống thuỷ tinh. Mời bạn đọc hãy xem thí nghiệm để tìm ra câu trả lời.
Thứ tư, 01/06/2016 - 11:53
(Dân trí) - Một loại protein được các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Georgia tạo ra có thể nhắm mục tiêu một cách hiệu quả vào một thụ thể bề mặt tế bào là nguyên nhân gây ra một số bệnh. Kỹ thuật này có tiềm năng đưa đến một liệu pháp điều trị cho một loạt các bệnh, bao gồm cả ung thư.
Thứ tư, 01/06/2016 - 11:46
(Dân trí) - Trái đất có máy điều chỉnh khí hậu nhờ các mô hình tinh tế trong quỹ đạo của nó. Hình dạng của quỹ đạo trái đất thay đổi đôi chút, độ nghiêng trục dao động lên xuống và trục trái đất lắc lư.
Thứ tư, 01/06/2016 - 09:10
(Dân trí) - Công nghệ bộ phận giả tiên tiến được phát triển bởi các nhà nghiên cứu do châu Âu tài trợ sẽ có khả năng cung cấp các chi giả khả thi và trực quan trong tương lai gần.
Thứ tư, 01/06/2016 - 12:09
(Dân trí) - Các quỹ hưu trí quản lý tiền hưu trí của các nhà khoa học nghiên cứu cách chữa bệnh ung thư lại đang và đã đầu tư 200 triệu bảng Anh vào ngành công nghiệp thuốc lá
Thứ ba, 31/05/2016 - 04:49
(Dân trí) - Loài tảo độc gây ra hiện tượng thủy triều đỏ có tên là Alexandrium fundyens, là loài sinh vật phù du (plankton) sống trôi nổi gần mặt biển nơi có đầy đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp và không có khả năng bơi ngược dòng.
Thứ ba, 31/05/2016 - 11:29
(Dân trí) - Các nhà khoa học đã xác định được cách tế bào miễn dịch kích hoạt các phản ứng viêm để chống nhiễm trùng… Đây được cho là phát hiện mở đường cho những phương pháp mới để điều trị bệnh bao gồm cả ung thư.
Thứ ba, 31/05/2016 - 09:41
(Dân trí) - Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng cho biết, thạc sĩ Trịnh Thị Tuyết và các cộng sự Chi cục Thú y Hải Phòng vừa báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: “Sự lưu hành virus, xác định một số yếu tố nguy cơ gây bệnh cúm lợn và đề xuất biện pháp phòng, chống bệnh”. Kết quả nghiên cứu đã bước đầu cung cấp cho các hộ chăn nuôi một số biện pháp phòng, chống bệnh cúm trên đàn lợn
Thứ ba, 31/05/2016 - 07:47