1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

E.coli: Lý tưởng cho vắc-xin thế hệ tiếp theo?

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm các chủng E. coli vô hại (phần lớn E. coli an toàn và quan trọng đối với hệ tiêu hóa khỏe mạnh) để tiến đến mục tiêu sản xuất vắc-xin. Các nhà khoa học đã phát triển viên nang sử dụng E. coli để sản xuất vắc-xin thế hệ tiếp theo hoạt động hiệu quả hơn so với những thuốc chủng ngừa hiện nay.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances đã nhấn mạnh sự thành công của viên nang trong cuộc chiến chống lại bệnh phế cầu, một bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm phổi, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tai và viêm màng não.

E.coli: Lý tưởng cho vắc-xin thế hệ tiếp theo? - 1

Blaine A. Pfeifer, tiến sĩ, phó giáo sư kỹ thuật hóa sinh tại Trường kỹ thuật và khoa học ứng dụng thuộc Đại học Buffalo cho biết: “Khác một chút so với những gì bạn nghe về E. coli, tuy nhiên có rất nhiều chủng vi khuẩn hầu như hoàn toàn bình thường trong cơ thể, có khả năng lớn chống lại bệnh tật”

Lõi của viên nang vận chuyển mà nhóm đã phát triển là những E. coli vô hại. Xung quanh vi khuẩn, các nhà nghiên cứu đã bọc polyme tổng hợp - gọi là poly (beta amino este) - tương tự như một hàng rào liên kết chuỗi. Polymer tích điện dương, kết hợp với vách tế bào vi khuẩn tích điện âm tạo ra một loại viên nang tổng hợp.

Để kiểm tra viên nang, các nhà nghiên cứu sau đó đã chèn thêm vaccine được làm từ protein mà đang được thương mại hóa bởi Abcombi, cũng được sản xuất để chống lại bệnh phế cầu khuẩn. Kết quả, khi thử nghiệm trên chuột đã rất ấn tượng. Thiết kế lai của viên nang đã mang lại: Các tế bào miễn dịch đặc biệt (được gọi là tế bào kháng nguyên kích hoạt phản ứng miễn dịch) đạt cả hai mục tiêu chủ động và thụ động; Có tính chất tự nhiên và đa thành phần giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể; Có cơ chế phân phối nội bào kép chi phối trực tiếp hệ miễn dịch đặc biệt; Sản xuất đồng thời và phân phối các thành phần kháng nguyên đáp ứng yêu cầu đối với một loại vắc xin; Chủng ngừa mạnh có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh phế cầu khuẩn.

Chi phí sản xuất tương đối rẻ và sử dụng linh hoạt. Ví dụ, viên nang có thể được sử dụng như một phương tiện cung cấp các liệu pháp nhằm mục tiêu vào các bệnh ung thư, bệnh truyền nhiễm do virus và các chứng bệnh khác.

N.M.P- NASATI (Theo Sciencedaily)