Động vật được biết đến sớm nhất trên Trái Đất có thể đã rất phát triển
(Dân trí) - Thời đại Ediacaran, khoảng 571-541 triệu năm trước, đã chứng kiến sự xuất hiện của những động vật đầu tiên trong hồ sơ hóa thạch trên Trái Đất, bao gồm Dickinsonia.
Mẫu hoá thạch của loài này được cho khá hoàn hảo đã khiến các nhà cổ sinh vật hoang mang suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới cho thấy điều này một phần là do chúng ta đã hiểu sai quá trình Dickinsonia hóa thạch và nó có thể có những bộ phận cơ thể mà chúng ta không còn nhìn thấy được nữa.
Hóa thạch Dickinsonia ban đầu trông giống như thực vật hiện đại hơn động vật, nhưng Ilya Bobrovskiy, nghiên cứu sinh tại Đại học Quốc gia Australia đã tìm thấy các phân tử trong hóa thạch Dickinsonia cho thấy của chúng là động vật chứ không phải động vật.
Là động vật xác định lâu đời nhất nhưng các nhà nghiên cứu hiện không có bất kì tài liệu di truyền nào của Dickinsonia.
Đặc biệt hơn, không có hóa thạch Dickinsonia nào tìm thấy có dấu hiệu của miệng, ruột hoặc hậu môn, khiến nhiều nhà cổ sinh vật học kết luận rằng chúng thiếu các cơ quan này.
Nhà nghiên cứu Bobrovskiy đưa ra một lời giải thích mới cho quá trình hóa thạch, này đó là Dickinsonia có thể đã khá tiến bộ nhưng các cơ quan không được bảo tồn.
Hóa thạch thời kỳ Ediacaran có ba kiểu bảo quản khác nhau. Một là kết quả của một lớp tro núi lửa chôn vùi sinh vật, nhưng hai lớp còn lại đã chứng tỏ sự khó hiểu hơn đối với các nhà cổ sinh vật học.
Bobrovskiy và các đồng nghiệp đã nghĩ rằng một kiểu hóa thạch, được biết đến với tên gọi là Flinders, sau khi nó được tìm thấy lần đầu tiên, có thể là kết quả của việc phân rã mô.
Bobrovskiy cho biết:"Bây giờ chúng tôi biết rằng những gì chúng tôi đang xem là về một bộ xương hữu cơ mềm có thể ở bất cứ đâu trong cơ thể của Dickinsonia”.
Có khả năng Dickinsonia không có miệng, hút thức ăn qua màng của chúng như một số động vật nguyên thủy từng được biết.
Khôi Nguyên (Theo IFL Science)