Đoạn phim đầu tiên quay lại tia sét dị hình xanh bí ẩn

(Dân trí) - Các tia sét bắn xuống từ các đám mây, tuy nhiên có một dạng nổ điện khác ít được biết đến hơn, xuất hiện ở trên các đám mây và hướng vào không gian.

Một cơn bão nhìn từ không gian
Một cơn bão nhìn từ không gian

Đó được gọi là sét dị hình xanh, sự phóng điện khổng lồ này rất hiếm khi chụp ảnh được. Thông thường, chỉ khi các phi công bay trên một cơn bão đang hoạt động mới có thể nhìn thấy hoặc chụp ảnh chúng. Các vệ tinh cũng ghi lại các hình ảnh đó nhưng chất lượng không được tốt.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí địa vật lý Geophysical Research Letters vào tháng 1/2017, một phi hành gia đã quay lại được một đoạn phim màu đầu tiên về loại sét dị hình xanh khó nắm bắt này khi ở trong không gian.

Đoạn phim đầu tiên quay lại tia sét dị hình xanh bí ẩn - 2

Các nhà nghiên cứu đã đề nghị phi hành gia Andreas Mogensen của Cơ quan vũ trụ châu Âu thực hiện “thí nghiệm Thor” – được đặt tên theo bộ phim Norse god of lightning năm 2015. Nhiệm vụ của ông là: ghi lại cảnh các cơn bão từ trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) - ở vị trí 402 km phía trên Trái đất – bằng một máy quay rất nhạy.

Mogensen đã kết thúc đoạn phim về một cơn bão đặc biệt đang hoạt động trên vịnh Bengal của Ấn Độ, và trong các cảnh quay, ông đã điều khiển để bắt được những hình ảnh kỳ lạ này:

Nếu bạn bỏ lỡ thì hãy xem các ảnh tĩnh của cơn bão ở phía dưới. Ngay sau khi đánh từ bên dưới, cơn bão sẽ soi sáng những đám mây, bạn có thể nhìn thấy một chút hình nón màu xanh-tím của một tia sét dị hình xanh, và cuối cùng là nó bắn ra khỏi phần ngọn của đám mây.

Nó lên cao tới hơn 10km và mờ dần đi:

Đoạn phim đầu tiên quay lại tia sét dị hình xanh bí ẩn - 3

Đây là hình ảnh nhìn gần của tia sét dị hình xanh mà Mogensen đã quay được:

Một tia sét dị hình xanh khó nắm bắt đã được chụp ảnh từ không gian
Một tia sét dị hình xanh khó nắm bắt đã được chụp ảnh từ không gian

Theo Viện nghiên cứu Địa vật lý tại Đại học Alaska Fairbanks, một tia sét dị hình xanh có tốc độ hơn 360.000 km/h.

Chúng tỏa ra giống như một chiếc nón khi di chuyển lên phía trên, ít nhất là cho tới khi lên cao khoảng 50km – một nửa đường để tới rìa không gian – và chúng sẽ biến mất ở đó.

Rất khó để có thể chụp ảnh được sét dị hình xanh và người anh em của chúng ở trên cao hơn – sét dị hình đỏ. Trong thực tế, chỉ từ những năm 90, các nhà khoa học mới bắt đầu nghiên cứu chúng ở khoảng cách gần.

Một tia sét dị hình đỏ được chụp từ không gian
Một tia sét dị hình đỏ được chụp từ không gian

Tuy nhiên, Mogensen dường như được đóng đinh với nhiệm vụ này. Các nhà nghiên cứu đã viết “đây là những hình ảnh ngoạn mục nhất”, có được ghi nhận này là nhờ vào hoạt động bất thường của cơn bão, góc quan sát của phi hành gia, và độ phân giải cao của máy quay. “Các quan sát này đã tiết lộ các khía cạnh mới của quá trình phóng điện ở đỉnh của đám mây, bao gồm cả một tia sét dị hình xanh đang rung lên”.

Sét dị hình xanh thường chỉ kéo dài trong vài giây, và trải rộng trong vài dặm. Mogensen đã ghi được 4 đoạn phim và 160 bức ảnh từ trạm ISS. Nhà nghiên cứu Oliver Charion của Viện nghiên cứu vũ trụ quốc gia của Đan Mạch cho biết, họ đã dùng dự báo thời tiết để xem nơi có bão và gửi tin nhắn cho Mogensen để thông báo điểm mà ông nên hướng máy quay vào.

Sét dị hình xanh không chỉ là một hiện tượng kỳ lạ. Cũng giống như sét dị hình đỏ, chúng có vai trò quan trọng trong việc định hình không khí mà chúng ta thở bằng cách gắn kết và phá vỡ các loại phân tử khí quyển khác nhau.
Sét dị hình xanh không chỉ là một hiện tượng kỳ lạ. Cũng giống như sét dị hình đỏ, chúng có vai trò quan trọng trong việc định hình không khí mà chúng ta thở bằng cách gắn kết và phá vỡ các loại phân tử khí quyển khác nhau.

Nhưng theo Mogensen, cho tới nay ”chúng ta vẫn biết rất ít về nó”. Nhà phi hành gia này cho biết, nhiệm vụ tiếp theo – nghiệm vụ Giám sát Tương tác giữa khí quyển và không gian – sẽ sớm được khởi động trên trạm vũ trụ và thực hiện các nghiên cứu ở khoảng cách gần hơn nữa về sét dị hình xanh và các hiện tượng diễn ra ở những độ cao khác, bao gồm cả sao băng.

Hình ảnh này thể hiện sự khác nhau giữa các hiện tượng thời tiết xảy ra trong bầu khí quyển của Trái đất. Hiện tượng Elves, sét dị hình (sprites), sét dị hình xanh (blue jets) đều được quan sát từ mái vòm của trạm vũ trụ ở khoảng cách 400km phía trên Trái đất.
Hình ảnh này thể hiện sự khác nhau giữa các hiện tượng thời tiết xảy ra trong bầu khí quyển của Trái đất. Hiện tượng Elves, sét dị hình (sprites), sét dị hình xanh (blue jets) đều được quan sát từ mái vòm của trạm vũ trụ ở khoảng cách 400km phía trên Trái đất.

Anh Thư (Tổng hợp)