1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

DNA rác có thể giúp con người dập tắt ký ức về nỗi sợ hãi

Đoàn Trung Nam

(Dân trí) - Một nghiên cứu từ các nhà khoa học Australia đã phát hiện ra DNA rác trong cơ thể sẽ mở ra chìa khóa giúp điều chỉnh trí nhớ và dập tắt ký ức về nỗi sợ hãi.

DNA rác có thể giúp con người dập tắt ký ức về nỗi sợ hãi - 1
Nghiên cứu này một cách thú vị các nhà khoa học có thể xâm nhập, tìm hiểu vào các "ngóc ngách" trong bộ gen người mà bình thường vốn bị ẩn (Ảnh chụp màn hình).

Tiến sĩ Timothy Bredy của Viện não Queensland (Australia) và các đồng nghiệp đã phát hiện ra một RNA không mã hóa có thể gây ra trải nghiệm, được đặt tên là ADRAM, đồng thời nghiên cứu về cách bộ gen của con người phản ứng với những trải nghiệm đau thương.

Timothy Bredy cho biết: "Cho đến gần đây, các nhà khoa học nghĩ rằng phần lớn gen của chúng ta được tạo thành từ DNA rác, về cơ bản không có tác dụng gì. Nhưng khi các nhà nghiên cứu bắt đầu khám phá những vùng này, họ nhận ra rằng hầu hết bộ gen đang hoạt động và đều được phiên mã."

Nhờ sử dụng một phương pháp giải trình tự mới mạnh mẽ, các nhà khoa học  xác định được 433 RNA dài không mã hóa từ các vùng tương đối chưa được phát hiện của bộ gen người.

"Và nó giống như việc khai thác sức mạnh của Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), để xem xét những điều chưa biết của bộ não", tiến sĩ cho biết thêm.

DNA rác có thể giúp con người dập tắt ký ức về nỗi sợ hãi - 2
Các tác giả nghiên cứu đã xác định được một RNA không mã hóa, được đặt tên là ADRAM, không chỉ đóng vai trò như một giá đỡ cho các phân tử bên trong tế bào mà còn giúp điều phối việc hình thành ký ức về nỗi sợ hãi.

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu để tìm hiểu những gen này hay như cách chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng não của con người liên quan đến trí nhớ hay công việc học tập.

Việc phát hiện của các nhà khoa học cho thấy rằng các RNA dài không mã hóa cung cấp một cầu nối, liên kết các tín hiệu môi trường với cơ chế kiểm soát cách bộ não của chúng ta phản ứng với nỗi sợ hãi.

"Với hiểu biết mới về hoạt động của gen, giờ đây chúng ta có thể hướng tới việc phát triển các công cụ để nhắm mục tiêu có chọn lọc các RNA dài không mã hóa trong não, giúp điều chỉnh trí nhớ và hy vọng phát triển một liệu pháp mới để điều chỉnh chứng ám ảnh sợ hãi".

Theo www.sci-news.com