Điểm danh những loài động vật khiến giới khoa học không ngừng thắc mắc (Phần 1)

(Dân trí) - Đến nay, giới khoa học vẫn chưa hiểu được tại sao tạo hóa lại cho ra đời một loài động vật có chiếc mỏ của vịt, đuôi của Hải Ly, thân hình của loài gặm nhấm nhỏ còn nước bọt lại có độc!

dong_vat_1.jpg

Lửng Mật đại diện của Trái Đất có những đặc điểm y hệt như một loài sinh vật ngoài hành tinh, trong các bộ phim bom tấn Hollywood, đó là:

  • Lửng Mật đã là một chiến binh ngay từ khi được sinh ra, chúng không hề quan tâm đến đối tượng mà mình sắp sửa tấn công, dù đó là nhím, báo, sư tử hay trâu. Thậm chí, dù số lượng kẻ thù có đông bao nhiêu, lửng Mật cũng chẳng ngán. Có lẽ tính gan dạ này của lửng Mật xuất phát từ lớp da dày mà răng của các động vật ăn thịt hay thậm chí là nhiều loại vũ khí (mũi tên, giáo, dao rựa…) cũng khó lòng xuyên thủng.
  • Với việc sở hữu cơ hàm cực khỏe, những chiếc răng và móng vuốt sắc nhọn, những con vật đã là mục tiêu của lửng Mật thì khó có cơ hội sống sót! Và khi thưởng thức “kẻ xấu số”, loài thú này còn có thể nhai nát cả xương hay lớp vỏ cứng bên ngoài.
  • Hệ miễn dịch của lửng Mật thật sự phi thường. Điển hình như khi bị cắn bởi rắn Hổ Mang, con vật có thể bị choáng và gục ngã như đã chết. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 40 phút chúng lại “hồi sinh” như chưa từng có chuyện gì xảy ra và tiếp tục chiến đấu.
  • Không chỉ “hữu dũng”, Lửng Mật còn là một loài động vật rất đa mưu! Trí thông minh của chúng thể hiện rõ nhất ở cách tìm mật ong (thức ăn khoái khẩu của Lửng Mật). Cụ thể, loài thú này sẽ dùng một người chỉ đường – các loài chim nhỏ - đến nơi có tổ ong. Bằng cách này, con Lửng sẽ dễ dàng có được bữa tiệc mật thịnh soạn, đổi lại chú chim được trả công bằng những ấu trùng ong béo ngậy
dong_vat_4.jpg

Khả năng tái sinh các bộ phận cơ thể của loài chuột Gai có lẽ sẽ khiến việc mọc lại đuôi đã đứt của Thằn Lằn bị lu mờ! Theo đó, khi bị tóm bởi các loài thú ăn thịt, chuột Gai có thể lột bỏ toàn bộ lớp da của mình để thoát thân, và sau một thời gian chúng có thể “mọc” lại hoàn toàn bộ lông, da, thậm chí là sụn hay tuyến mồ hôi nếu không may thương tổn. Theo các nhà khoa học, thì tất cả động vật có vú cũng như bò sát đều sở hữu gen tự hồi phục. Tuy nhiên, khả năng hồi phục thần kỳ như trên thì chỉ tồn tại ở chuột Gai.

dong_vat_3.jpg

Rái cá Cạn là một loài gặm nhấm sinh sống chủ yếu ở vùng Nội Mông và sông Hắc Long Giang, Trung Quốc. Trên thực tế, không phải lạc đà mà chính loài thú nhỏ bé này mới là bậc thầy của khả năng nhịn uống nước. Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học thậm chí còn ghi nhận được rái cá Cạn có thể sống sót trong suốt 3 năm liền mà không cần uống nước và chỉ ăn các loại ngũ cốc khô.

Khả năng chịu khát này không đến từ cơ quan dự trữ nước, mà là ở chu trình trao đổi chất đặc biệt của cơ thể rái cá Cạn, cho phép chúng sinh tồn chỉ với lượng nước ít ỏi từ các loại đồ ăn.

10988660-image-crop-1755x1283-1552638897-728-1f47f89bc1-1552994931.jpg

Toàn bộ cơ thể của thú Mỏ Vịt được tạo ra từ những mảnh ghép bí ẩn đối với khoa học. Đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải cặn kẽ được nguyên do tạo hóa lại tạo ra một loài động vật có vú với mỏ của loài vịt, màng ở trên chân, đuôi của Hải Ly và một cơ thể nhiều lông của những loài thú nhỏ. Chưa hết, bên cạnh hình dạng quá đỗi dị thường, thú Mỏ Vịt còn tiết ra nước bọt có độc, đẻ trứng (điều bất thưởng ở động vật có vú), tiết sữa và chỉ xuất hiện duy nhất ở Úc.

Thảo Vy

Theo BS