Để đuổi kịp các nước khác, ta phải “thần tốc hơn nữa, táo bạo hơn nữa..."
(Dân trí) - Trước thềm buổi gặp mặt đầu tiên của diễn đàn Vietnam Global Leaders Forum (VGLF) vào ngày 30-31/3 tại Pháp sắp tới, chúng tôi đã có vinh dự được trò chuyện với cô Nguyễn Thị Mỹ, một gương mặt tiêu biểu sẽ xuất hiện tại diễn đàn lần này.
Là cựu sinh viên xuất sắc đạt được học bổng Colombo của chính phủ Úc, cô Nguyễn Thị Mỹ đã có quá trình học tập và làm việc lâu dài từ năm 1969 đến nay trong các ngành mũi nhọn về KHKT cho rất nhiều nhà máy & quy trình công nghệ ở Úc và Việt Nam. Cô còn là tấm gương sáng về tình thần học tập không mệt mỏi và là một nhân tài quý giá trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài với nhiều thành công: Kỹ sư Hóa học (1975), Th.S Công nghệ sinh học (1978), Chuyên gia hệ thống Quan trắc & Điều khiển- Tự động hóa (1982-2008), Kỹ sư môi trường CN sản xuất sạch CDM- zero waste (1977-1982; 1996-1999; 2008- hiện nay).
Cho đến năm 2019, cô Nguyễn Thị Mỹ tiếp tục gia nhập diễn đàn Vietnam Global Leaders Forum (VGLF) - Mạng lưới người Việt có tầm ảnh hưởng - với mong muốn đem sức lực và trí tuệ góp phần vào nỗ lực đi lên của đất nước.
- Là một người sống và làm việc lâu năm tại nước ngoài về lĩnh vực Công nghệ sinh học, cô có thể giới thiệu một chút về công việc của mình?
-Cô học Kỹ sư Hóa học và Công nghệ Sinh học nhưng công việc chính là Kỹ sư thiết kế, lắp đặt vận hành hệ thống điều khiển tự động hóa. Cô đã từng có nhiều kinh nghiệm khi tham gia vào rất nhiều dự án của các nhà máy có vốn đầu tư hàng triệu cho đến hàng tỷ đô la. Chủ yếu các nhà máy nhiệt điện, khai thác và luyện quặng Bauxite, nhà máy chế biến thực phẩm và cách quản lý và xử lý chất thải tại nguồn đề tài chế được tối đa; do đó còn rất ít hay Zero chất thải để bảo vệ tài nguyên & phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên
- Cảm xúc của cô khi được mời tham dự sự kiện VGLF lần này?
- Cô thực sự rất vui và kỳ vọng có thể đưa về Việt Nam những dự án có thể sử dụng nguồn vốn ODA hay và có thể liên kết Tài chính với các tổ chức có mục tiêu chống Biến Đổi Khí Hậu (BĐKH).
Nhưng bên cạnh đó cũng có khá nhiều điều băn khoăn vì tổ chức của VGLF đưa chủ đề có tầm cỡ quốc tế và quy mô lớn. Đặc biệt là được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm thông qua việc cử những vị lãnh đạo chủ chốt nhà nước tham dự. Một ý tưởng của VGLF đều thể hiện bản lĩnh & khát vọng chiến lược bức phá đi lên để rút ngắn khoảng cách biệt quá xa của mình với các nước bạn và những nước đã phát triển trên thế giới.
- Cô có thể chia sẻ thêm lý do vì sao cô lại nhận lời tham dự sự kiện?
- Hiện tại, cô có kinh nghiệm về mô hình Xử lý rác thải & nước thải đô thị nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm. Một vấn đề khá bức xúc trên toàn thế giới và ở Việt Nam cũng đang có nhiều tác động, ảnh hưởng đến tất cả các vùng miền- thành thị- thôn quê- biển đảo kèm theo là hệ quả xấu đến kinh tế và xã hội. Cô may mắn khi bản thân được bắt đầu làm việc và tiếp cận vấn đề này từ 20 năm về trước. Cùng với kiến thức và kinh nghiệm vừa chuyên sâu vừa bao quát, cô tự tin có thể đưa ra định hướng đúng và từ đó tìm được hưởng giải quyết tối ưu, tránh tình trạng nguồn vốn quý báu sử dụng không tốt làm mất đi cơ hội phát triển vô cùng thuận lợi của Việt Nam.
- Theo cô thì vấn đề về môi trường và phát triển bền vững có góp phần nâng tầm thương hiệu quốc gia không? Vì sao?
- Thế giới ngày càng phẳng do tác động, kết nối, ảnh hưởng tương quan qua lại giữa cá nhân, đoàn thể, vùng miền, quốc gia đan xen chằng chịt. Ví dụ một minh chứng vấn đề về môi trường và phát triển bền vững có góp phần nâng tầm thương hiệu quốc gia hay không, ta có thể thấy qua sự việc nguồn nước ở miền Tây hạ lưu sông Mekong. Dòng sông này nhận nước từ thượng nguồn dãy Hy mã lạp sơn và cả vùng lưu vực rộng lớn của sông. Khi chảy qua các nước Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia... Nếu chất thải từ các vùng đó cũng như hàng trăm thành phố lớn nhỏ dọc sông Tiền và sông Hậu cùng hàng trăm ngàn kênh rạch chằng chịt ở miền nam Việt Nam không được quần lý và xử lý - thì nguồn nước sông Mekong ngày càng ô nhiễm, ảnh hưởng vô cùng to lớn đến hàng triệu các loài thủy sản cá tôm và chất lượng thực phẩm nông nghiệp, trồng trọt mà Việt Nam cung cấp không chỉ cho người trong nước mà xuất khẩu ra toàn thế giới.
Năm 2015 khi Việt Nam được các nước bầu vào Ủy ban ECOSOC (một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, được giao trách nhiệm thực hiện các chức năng về kinh tế, xã hội của Liên hợp quốc), Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã nhắc nhở về Việt Nam với niềm tự hào: Chúng ta được các nước tin tưởng về mục tiêu phát triển nhất quán với LHQ về phát triển bền vững. Và các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vừa phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lâu dài nhưng đồng thời phải có đóng góp cụ thể mô hình hay giải pháp toàn diện để xóa đói nghèo và bảo vệ môi trường hiệu quả.
- Theo cô "Mạng lưới người Việt có tầm ảnh hưởng" sẽ có đóng góp gì vào công cuộc đánh thức tiềm lực quốc gia?
- Chúng ta rất cần tập hợp, kết nối nguồn lực người Việt Nam đang có trong cũng như ngoài nước. Đây là tài sản hết sức quý giá. Những cá nhân người Việt thành đạt là niềm tự hào không chỉ riêng cho bản thân hay gia đình mà của cả nước. Tuy nhiên để thực hiện được công cuộc xây dựng & phát triển đất nước Việt Nam cần có động lực hay cơ chế kết nối lại được người Việt Nam ở khắp nơi lại với nhau chung tay xây dựng và phát triển đất nước để Việt Nam bắt kịp bạn bè. Như một câu nói nổi tiếng:
“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
"Mạng lưới những người Việt có tầm ảnh hưởng" - VGLF khi được chắt lọc và xây dựng nên một mạng liên kết mạnh (cả chất và lượng) phải thực hiện được khai thác tiềm năng, làm ngọn cờ đầu trong công cuộc phát triển Việt Nam. Đặc biệt ta có thể học hỏi từ nghệ thuật nắm bắt thời cơ của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp “thần tốc thần tốc hơn nữa, táo bạo táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút...”
- Cô có dự định gì khi tham gia vào mạng lưới này ạ?
- Cô ưu tiên tìm kiếm các cá nhân hay tổ chức quốc tế có tinh thần hợp tác, nguồn lực, tăng cường cơ chế, chính sách về phát triển để thực hiện được mô hình phát triển tích hợp; không chỉ để giải quyết vấn đề môi trường mà còn để phát triển KHCN, đào tạo nguồn nhân lực v.v.
Cô rất tâm đắc với những lời của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Chúng ta cần bắt tay ngay vào triển khai thực hiện tốt các SDGs tại Việt Nam. Lời nói hay nhất chính là hành động. Đó cũng là cách tốt nhất để chúng ta đóng góp được cho mục tiêu phát triển bền vững thế giới SDGs của Liên Hiêp Quốc… chống biến đổi khí hậu. Hay mới đây là những kêu gọi của Thủ tướng Pháp E Macron là: Chúng ta phải nhanh chóng bắt tay vào hành động trước khi quá muộn không the đảo ngược tiến trình nhiệt độ trái đất tăng, băng ở cực trái đất và tan chảy làm nước biển dâng.
Cô mong AVSE và VGLF sẽ giúp phát huy hợp tác phát triển thực hiện điều trên. Và cô nghĩ giải pháp cho mô hình này cần kết hợp với giải pháp tài chính quốc tế. Khi Việt Nam triển khai thực hiện mô hình sẽ mang lại hiệu quả Kinh tế - Xã hội - Môi trường rất lớn và sẽ đóng góp cho các nước trong khu vực và Quốc tế.
- Cảm ơn cô vì buổi trò truyện rất bổ ích hôm nay! Chúc cô và VGLF sẽ ngày càng phát triển!
VGLF không chỉ là một diễn đàn, mà còn là điểm khởi đầu của một chiến
lược nhân tài dài hạn, dựa trên:
• Nghiên cứu sâu rộng về kinh nghiệm quốc tế thành công
• Nhu cầu thiết thực của Việt Nam
VGLF sẽ không chỉ xây dựng một mạng lưới, mà còn xây dựng một tổ chức
vững mạnh – Tổ chức VGL - để duy trì và điều phối mạng lưới:
• Với nguồn nhân lực và tài chính đủ mạnh
• Với sự hỗ trợ từ lĩnh vực tư nhân và sự ủng hộ từ chính phủ Việt Nam
VGLF có những mục tiêu được xác định rõ ràng, với các kế hoạch cụ thể và
bài bản để hoàn thành mục tiêu:
• Các hoạt động thường xuyên bao gồm: chương trình cố vấn, việc làm
và đào tạo, các buổi trao đổi chuyên đề, ...
• Các hoạt động kết nối đầu tư, các sự kiện từ thiện, ...
Để biết thêm thông tin chi tiết về Diễn đàn, xin vui lòng truy cập vào trang web: https://www.vietnamgloballeaders.org/ hoặc contact@vietnamgloballeaders.org
Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) là một tổ chức tập hợp các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở Pháp và một số nước với mục tiêu tham gia đóng góp cho Việt Nam. Hội thành lập năm 2011, hiện có gần 200 thành viên với mạng lưới liên kết khoảng 30.000 người. Những năm gần đây, AVSE Global triển khai nhiều hoạt động hợp tác trong nước, chủ yếu tập trung vào các dự án về giáo dục, công nghệ, kinh tế - tài chính, phát triển bền vững và thu hút nhân tài.
PV