Đây là minh chứng tốt nhất cho việc tính cách thay đổi theo thời gian

(Dân trí) - Hóa ra, tính cách con người không phải là bất biến như nhiều người vẫn nghĩ.

Đây là minh chứng tốt nhất cho việc tính cách thay đổi theo thời gian - 1

Về cơ bản, bạn có lẽ là bạn trong suốt cuộc đời mình, nhưng đừng nghĩ là tính cách của bạn sẽ không thay đổi.

Theo một nghiên cứu quy mô lớn được tiến hành trên 50.000 người trong vài thập kỉ, quan điểm truyền thống về tính cách – cố định và không thay đổi sau khi trưởng thành – gần như là không đúng.

Những đối tượng nghiên cứu cho thấy một xu hướng phổ biến là khi tuổi tác tăng lên, sẽ có sự suy giảm trong năm yếu tố tính cách chính mà các nhà tâm lý học tin là tiêu chuẩn vàng.

Các nhà tâm lý học đã viết về tính cách trong ba thế kỉ, bắt đầu nổi tiếng với cuốn sách năm 1890 của William James “Các nguyên tắc của Tâm lý học”. Dựa trên quan sát cá nhân, James đã viết rằng tính cách “cố định như thạch cao” sau tuổi 30.

Trong vòng một thế kỉ kể từ khi cuốn sách trên được xuất bản, các nhà tâm lý học đã phải suy nghĩ lại về tính cách từng chút một.

Vào năm 2003, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ đã quan sát thấy sự nhất trí hay thay đổi giữa các thành viên: Tính cách bắt đầu trông giống như liên tục tiến hóa, kể cả lúc tuổi già.

Nghiên cứu mới nhất tổng hợp 14 nghiên cứu cắt dọc thu thập thông tin về tính cách con người, bao gồm các dữ liệu từ Mỹ, Châu Âu, và Scandinavia.


Tính cách con người luôn thay đổi, kể cả lúc tuổi già.

Tính cách con người luôn thay đổi, kể cả lúc tuổi già.

Nhiều đối tượng đã đến tuổi trưởng thành, điều này mang lại cho các nhà nghiên cứu quan điểm độc đáo về những thay đổi trong tính cách. Thông thường các nghiên cứu thường nghiêng về những người trẻ tuổi.

Trong mô hình năm yếu tố của tính cách – tâm lý bất ổn, sự tận tâm, sẵn sàng trải nghiệm, hướng ngoại và dễ chịu - cả năm yếu tố này đều cho thấy những biến động lớn trong cuộc sống của những người tham gia nghiên cứu.

Và tất cả những yếu tố trên, ngoại trừ dễ chịu, đều có xu hướng giảm khoảng 1-2% mỗi thập kỉ qua các nghiên cứu tổng thể.

Một phần, điều này cho các nhà nghiên cứu thấy rằng hiệu ứng “Dolce Vita” (cuộc sống tuyệt vời) là có thật – đó là khi con người già đi, họ chịu ít trách nhiệm xã hội hơn và có thể làm những điều họ muốn nhiều hơn.

Con người có thể ít bị kích thích hơn về việc thích nghi với nhóm, ít sẵn sàng hơn trong việc thử những thứ mới để thưởng thức những thứ cổ điển, ít tận tâm hơn khi họ trở nên ích kỉ hơn, và ít hướng ngoại hơn khi họ giữ nhiều bí mật cho bản thân hơn.

Những xu hướng này xuất hiện trong hầu hết các giai đoạn của 14 nghiên cứu và hầu như ổn định ở các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, có một vài vùng lệch so với tiêu chuẩn.

Người Mỹ cho thấy những sự suy giảm lớn hơn đáng kể trong tính hướng ngoại khi họ già đi, điều này báo hiệu cho các điều tra viên thấy rằng họ đã chán việc phải tỏ ra xã giao.

Con người không được cố định trong thạch cao, như William James đã khẳng định 128 năm trước. Họ giống đất sét hơn, liên tục được đúc nặn do tình huống luôn thay đổi.

Lộc Ninh (Theo Science Alert)