1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

“Đám cháy xác sống” bùng phát ở Bắc Cực

Trang Phạm

(Dân trí) - Những đám cháy rừng được các nhà khoa học đặt tên là “đám cháy xác sống” âm ỉ bên dưới lớp băng ở Bắc Cực suốt mùa đông bỗng bùng lên vào vừa qua khi băng tuyết phía trên tan chảy.

“Đám cháy xác sống” bùng phát ở Bắc Cực - 1
Cháy rừng bùng cháy khắp Siberia mùa hè 2020.

Năm 2020 là năm tồi tệ nhất đối với các vụ cháy rừng ở Bắc Cực được ghi nhận, kể từ khi việc giám sát đáng tin cậy bắt đầu cách đây 17 năm. Những đám cháy ở Bắc Cực vào mùa hè này đã giải phóng lượng carbon trong nửa đầu tháng 7 nhiều hơn cả một quốc gia có diện tích như Cuba hoặc Tunisia trong một năm.

Theo giám sát của Dịch vụ giám sát khí quyển Copernicus, tổ chức giám sát Trái đất của Liên minh Châu Âu có hơn 100 ngọn lửa đã bùng cháy khắp Bắc Cực kể từ đầu tháng 6/2020.

"Rõ ràng là nó có liên quan. Chúng tôi thực sự không mong đợi để chứng kiến ​​những mức độ cháy rừng này”, nhà khoa học cấp cao của Copernicus, Mark Parrington thông tin.

Các đám cháy được gọi là "đám cháy thây ma" hay “đám cháy xác sống” do Copernicus theo dõi có khả năng đang âm ỉ bên dưới lớp băng và tuyết trong than bùn giàu carbon của lãnh nguyên Bắc Cực. Khi băng và tuyết tan chảy, những điểm nóng này có thể gây ra những đám cháy rừng mới ở thảm thực vật bên trên.

Dorothy Peteet, nhà khoa học nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA ở New York, cho biết: "Khi đám cháy đốt cháy các lớp than bùn trên cùng, độ sâu của lớp băng vĩnh cửu có thể sâu hơn, tiếp tục ôxy hóa lớp than bùn bên dưới”.

Các đám cháy sau đó giải phóng carbon và mêtan từ than bùn, cả hai loại khí nhà kính góp phần làm Trái đất nóng lên. Nhưng “đám cháy thây ma” không phải là nguyên nhân duy nhất cho mùa cháy rừng khốc liệt; sét đánh và hành vi của con người cũng gây ra hỏa hoạn.

Parrington và các đồng nghiệp của ông trước đây đã theo dõi mùa cháy rừng năm 2019, nhưng rất ngạc nhiên về cách đám cháy bùng phát mạnh hơn trong năm nay trong suốt tháng 7.

Siberia không phải là điểm nóng cháy rừng duy nhất ở Bắc Cực vào mùa hè này. Bắc Alberta, Canada cũng bị ảnh hưởng đặc biệt.

Mùa cháy ở Bắc Cực kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, với những đám cháy tồi tệ nhất thường xảy ra giữa tháng 7 và tháng 8. Mùa cháy năm 2019 đã phá vỡ kỷ lục về số vụ cháy và lượng khí carbon thải ra. Báo cáo của Copernicus chỉ ra rằng chỉ trong tháng 6, các đám cháy đã giải phóng 50 megaton carbon dioxide.

Các đám cháy năm 2020 đã vượt qua các đám cháy năm 2019. Copernicus ước tính rằng từ tháng 1 đến tháng 8, các đám cháy đã giải phóng 244 megaton carbon.

Theo Copernicus, các đám cháy cũng giải phóng các chất ô nhiễm khác khiến chất lượng không khí xấu đi ở châu Âu, Nga và Canada. Các nhà khoa học Trái đất đang lo ngại các điều kiện tương tự cho năm 2021 và có thể hơn.

"Chúng tôi biết rằng nhiệt độ ở Bắc Cực đang tăng với tốc độ nhanh hơn mức trung bình toàn cầu và điều kiện ấm hơn, khô hơn sẽ tạo điều kiện thích hợp cho đám cháy phát triển khi chúng bắt đầu. Việc giám sát của chúng tôi có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về tác động quy mô lớn hơn của cháy rừng và khói thải, có thể giúp các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân lập kế hoạch trước những tác động của ô nhiễm không khí”, Parrington nhấn mạnh.