Đài thiên văn bắt được tín hiệu lạ từ trung tâm thiên hà chứa Trái đất

Tín hiệu lạ dạng vô tuyến này có thể thuộc về một thứ bí ẩn chưa từng được khoa học ghi nhận trước đây.

Theo Sci-News, các nhà thiên văn học đã sử dụng kính viễn vọng vô tuyến điện tử ASKAP của CISRO (Úc)và Đài quan sát thiên văn vô tuyến Nam Phi MeerKAT để phát hiện và xác định đặc điểm của ASKAP J173608.2-321635, một nguồn vô tuyến phổ dốc, phân cực cao, có độ biến thiên cao, nằm lệch đi so với trung tâm của thiên hà chứa Trái Đất chỉ 4 độ.

Đài thiên văn bắt được tín hiệu lạ từ trung tâm thiên hà chứa Trái đất - 1

Trung tâm thiên hà chứa Trái Đất đang phát một tín hiệu lạ lùng mà 2 đài thiên văn ở địa cầu vừa bắt được - Ảnh đồ họa: Sebastian Zentilomo

Kết quả phân tích lần lượt loại trừ các nguồn gốc phổ biến của tín hiệu vô tuyến như các ngôi sao mạnh mẽ, các sao neutron, các bản sao tia X... Theo nghiên cứu vừa công bố trên Astrophysical Journal, ASKAP J173608.2-321635 dường như thuộc về một thứ gì đó mới mẻ, chưa được ghi nhận trong lịch sử thiên văn học vô tuyến.

Theo giáo sư Tara Murphy từ Viện Thiên văn học Sydney, thuộc Đại học Sydney và OzGrav, ASKAP đã thu được 6 tín hiệu lạ dưới dạng sóng vô tuyến từ nguồn ngày trong vòng 9 tháng trong năm 2020. Họ đã cố tìm kiếm vật thể phát tín hiệu dưới ánh sáng trực quan, nhưng không thấy gì cụ thể.

Đài thiên văn bắt được tín hiệu lạ từ trung tâm thiên hà chứa Trái đất - 2

Nơi phát ra tín hiệu lạ: dấu (+) là điểm được ASKAP xác định, dấu (x) là điểm MeerKAT xác định, trong đó điểm MeerKAT xác định được cho là chuẩn xác hơn - Ảnh: ASKAP/MeerKAT

Sau đó họ chuyển sang Đài thiên văn Pakers (CISRO), nhưng một lần nữa vô vọng. MeerKAT được cầu viện và may mắn siêu kính viễn vọng này đã đánh dấu chính xác được nguồn phát tín hiệu, nhưng nó là gì thì vẫn còn là một bí ẩn đang được nghiên cứu thêm.

"Vật thể này đặc biệt ở chỗ nó bắt đầu vô hình, trở nên sáng, mờ dần và sau đó xuất hiện trở lại. Hành vi này thật phi thường" - giáo sư Murphy nhận định.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm