1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Đại dịch virus bí ẩn từng tấn công châu Á từ 25.000 năm trước

Một nghiên cứu mới cho thấy bộ gene của nhiều quần thể ở châu Á mang dấu hiệu của một đại dịch do virus corona gây ra cách đây 900 thế hệ.

Theo Sci-News, người dân Đông Á cổ đại là nhóm đã phải hứng chịu đại dịch này vào 25.000 năm trước. Cho dù đã trải qua khoảng 900 thế hệ, bộ gene của họ vẫn tồn lưu dấu vết. Virus corona cổ đại bí ẩn này cũng là một virus RNA như SARS-CoV-2 và các virus corona khác. Trận dịch do nó gây ra được cho là tương đương với đại dịch Covid-19 ngày nay.

Đại dịch virus bí ẩn từng tấn công châu Á từ 25.000 năm trước - 1

DNA của con người chứa đựng thông tin về những đại dịch trong lịch sử cổ đại - Ảnh minh họa từ iStock

Nhóm nghiên cứu quốc tế từ Đại học Adelaide (Úc) và Đại học Arizona (Mỹ) đã tìm hiểu bộ gene của 2.500 người hiện đại thuộc 26 nhóm dân cư khác nhau để chứng minh vấn đề trên. Khi đối phó với dịch bệnh, bộ gene của con người đã thay đổi theo hướng giúp họ chống chọi lại với căn bệnh tốt hơn.

Bài công bố trên Scientific Reports còn tiết lộ những ai may mắn có tổ tiên mắc phải đại dịch virus corona cổ đại sẽ chống lại virus corona mới - tức SARS-CoV-2 - dễ dàng hơn, làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu nhiễm.

"Bộ gene của người hiện đại chứa thông tin tiến hóa với các dấu vết có từ hàng chục ngàn năm, có thể giúp xác định các loại virus đã ảnh hưởng đến tổ tiên chúng ta như thế nào, giúp dự đoán các loại virus có khả năng gây đại dịch trong tương lai, từ đó có hướng phát triển các phương pháp chẩn đoán, thuốc và vắc-xin sớm, hữu hiệu hơn" - tờ Acient Origins trích dẫn lời giải thích của các tác giả.

Ngược lại, bản thân các virus và nhiều điều kiện bất lợi khác mà nhân loại đã trải qua cũng đã góp phần quan trọng vào sự thúc đẩy tiến hóa của con người.