Đá Đông Phi cổ đại đem đến manh mối về loại núi lửa hiếm
(Dân trí) - Loại đá được tìm thấy ở một cạnh núi hẻo lánh ở Đông Phi đã mang tới cho các nhà khoa học những tri thức mới về một loại núi lửa kì lạ - một cơ chế núi lửa nguy hiểm hơn so với suy nghĩ trước đây.
Aluto, một núi lửa tầng ở Thung lũng Rift, Ethiopia, đã phun trào lần cuối 2.000 năm trước. Các khảo sát trước đây cho thấy vụ phun trào khá nhỏ, chỉ đe doạ những ai sống ở ngay gần núi lửa. Nhưng loại hoạt động núi nửa tạo ra vụ phun trào cổ đại này, được gọi là phun trào nón đá bọt, vẫn chưa được hiểu biết kĩ càng.
Để mô tả chính xác hơn bản chất vụ phun trào cuối cùng của Aluto, diễn ra vào năm 50 TCN, các nhà khoa học đã sử dụng một loạt kỹ thuật phân tích để nghiên cứu một số mẫu đá.
Loại đá đặc biệt có phần bên trong giống bọt được bao quanh bởi một tầng mỏng thủy tinh núi lửa, cho thấy tàn tích núi lửa rất nóng và dính khi chúng bị vụ phun trào cổ đại làm lắng đọng.
Trên thế giới, các núi lửa nón đá bọt rất hiếm, nhưng lại phổ biến ở Đông Phi, Iceland và New Zealand.
Vì loại đá này được tìm thấy cách xa nón của Aluto, các nhà khoa học kết luận rằng vụ phun trào khi xa hẳn còn mãnh liệt hơn nhiều so với ước đoán trước đây của các nhà nghiên cứu. Các tác giả của nghiên cứu mới – được đăng trên tạp chí Nature Communications tháng này – gợi ý rằng những viên đá đã được mang đi khỏi miệng núi lửa bởi một dòng thác đá, tro bụi và khí siêu nóng mãnh liệt và di chuyển nhanh.
Các phát hiện có thể giúp các nhà địa chất ước lượng chính xác hơn những rủi ro của các vụ phun trào núi lửa nón đá bọt.
Ben Clarke, một nghiên cứu sinh tại Đại học Edinburgh, cho biết: “Có nhiều người sống trên và quanh những núi lửa có kết cấu năng lượng địa nhiệt giá trị. Nghiên cứu của chúng tôi gợi ý rằng những vụ phun trào trong tương lai tại những ngọn núi lửa này có khả năng gây ra những thiệt hại lớn, cách ngọn núi lửa xa hơn so với chúng tôi từng nghĩ. Tiếp tục các nghiên cứu đa ngành để tìm hiểu và kiểm soát rủi ro này là việc cần thiết để bảo vệ an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng ở Ethiopia”.
Lộc Ninh
Theo UPI