Cuộc sống trong băng đá dễ cháy giúp tìm sự sống trên các hành tinh khác?
(Dân trí) - Các nhà khoa học từ Anh và Nhật Bản đã hợp tác phát hiện bằng chứng cho thấy sự tồn tại của sự sống trong cái gọi là băng dễ cháy.
Trong sâu thẳm của lưu vực Joetsu, biển Nhật Bản, có rất nhiều khí mêtan, còn được gọi là đá băng cháy. Nó được tạo ra khi khí mêtan tự nhiên kết hợp với nước, sau đó đóng băng ở nhiệt độ thấp và áp suất cao.
Hầu hết, nghiên cứu về đá dễ cháy đã khai thác tiềm năng của nó như là một nguồn năng lượng, vì nó thải ra ít chất thải carbon hơn so với đốt nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, một môi trường sống vi mô đã được phát hiện.
Tiến sĩ Glen T. Snyder, tác giả chính của nghiên cứu từ Đại học Meiji ở Nhật Bản, đã nấu chảy hydrat để nghiên cứu khí metan được giải phóng khi ông nhận thấy những điều đặc biệt. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy những hạt hình cầu nhỏ này, được gọi là microdolomites có chứa DNA.
Phần tiếp theo đến từ một phân tích của tiến sĩ Stephen Bowden từ Đại học Aberdeen. Bằng cách nhìn vào các môi trường vi mô xung quanh các hạt trong hydrat mêtan, dầu đã bị vi khuẩn phân hủy.
Vi khuẩn xuất hiện để ăn dầu, tạo ra carbon bị oxy hóa trong quá trình này. Carbon bị oxy hóa, là thành phần chính của microdolomites, sau đó được sử dụng để liên tục phát triển hạt. Vô tình, vi khuẩn đã xây dựng một ngôi nhà cho chúng.
Ngay cả dưới nhiệt độ gần như đóng băng, ở áp suất cực cao, chỉ có dầu và nước mặn nặng cho nguồn thức ăn, cuộc sống vẫn phát triển và để lại dấu ấn, tiến sĩ Bowden nói thêm.
Mặc dù các nhà nghiên cứu rất vui khi phát hiện của họ cung cấp một cái nhìn mới đến những nơi tối tăm lạnh lẽo, nhưng họ thậm chí còn bị thu hút bởi nơi mà môi trường sống vi mô này có thể tồn tại.
Phát hiện này đặt ra một giả thuyết mới đó là ở tất cả những hành tinh lạnh lẽo ở rìa của mọi hệ hành tinh rất có thể đều chứa các vi sinh vật nhỏ bé và tạo ra bầu khí quyển cùng hệ sinh thái nhỏ bé của chúng, giống như chúng ta đã khám phá ở đây, tiến sĩ Bowden đưa ra giả thuyết.
Minh Long
Theo IFL Science