Công viên kỷ Jura ngoài đời thật: Tìm thấy loài cá mập hiếm gặp 80 triệu năm tuổi

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu từ Viện Biển và Khí quyển của Bồ Đào Nha đã tìm thấy một con cá mập mang xếp ở ngoài khơi bờ biển Algarve.

Công viên kỷ Jura ngoài đời thật: Tìm thấy loài cá mập hiếm gặp 80 triệu năm tuổi - 1

Các phát hiện trước đây thấy rằng loài vật từ thời tiền sử này đã bơi lội khắp đại dương từ 80 triệu năm trước. Đồng nghĩa với việc chúng đã sống từ kỷ Phấn Trắng. Và các chuyên gia đã gọi con vật mới phát hiện này là một “hóa thạch sống”.

Những con quái vật khác cũng sống ở kỷ Phấn trắng là khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex, khủng long velociraptor và khủng long baryonyx – một loài họ hàng của T- Rex.


Con cá mập này có hơn 300 chiếc răng.

Con cá mập này có hơn 300 chiếc răng.

Dài hơn 1,5m, con cá mập mang xếp này được tìm thấy ở độ sâu 700m.

Khi bắt được con cá mập này, các nhà nghiên cứu đang làm việc trong một dự án của Liên minh Châu Âu nhằm ‘giảm thiểu sự đánh bắt không mong muốn trong lĩnh vực đánh bắt cá thương mại”.

Con cá mập này có phần thân dài và mảnh, phần đầu thì rộng hơn, nhưng chúng ta mới chỉ biết được rất ít về các đặc điểm sinh học hoặc môi trường sống của chúng, vì chúng sống ở rất sâu dưới Đại Tây Dương và ngoài khơi nước Úc, New Zealand và Nhậ Bản.


Cá mập mang xếp là một “hóa thạch sống”.

Cá mập mang xếp là một “hóa thạch sống”.

Theo giáo sư Margarida Castro tới từ trường Đại học Algarve, bộ hàm của nó chứa tới 300 chiếc răng, cấu tạo hàm giúp nó có thể bẫy mực, cá và cả những loài cá mập khác khi tấn công đột ngột”.

Cách sắp xếp hàm răng cũng là nguồn gốc cho cái tên cá mập mang xếp.

Do nó di chuyển giống như loài rắn, nên một số người tin rằng cá mập mang xếp chính là cảm hứng cho các câu chuyện cổ xưa về loài rắn biển.

Chúng ta mới chỉ bắt gặp rất ít cá mập mang xếp, và ngay khi bắt được thì chúng cũng rất hiếm khi sống sót được trong hành trình đến phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên con người bắt được con quái vật quý hiếm này.

Tháng 12 năm ngoái, ngư dân Roman Fedortsov người Nga đã bắt được một trong những con quái vật từ thời tiền sử này và đăng tải hình ảnh của nó lên mạng xã hội Twitter.

Anh Thư (Theo Express)