Con người đang là nỗi khiếp sợ của các loài thú

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới của Đại học Western chỉ ra rằng ngày nay trên toàn thế giới, số lượng thú săn mồi bị con người săn bắn lớn hơn nhiều lần số lượng thú chết bởi những loài ăn thịt khác, và những kết quả này đã chỉ ra rằng những loài thú săn mồi nhỏ đã biết sợ con người hơn bất kì một thiên địch nào khác.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Liana Zanette và Michael Clinchy từ Viện Khoa học của đại học Western, kết hợp với nhà sinh vật học nổi tiếng người Anh David Macdonald đến từ cơ quan nghiên cứu bảo tồn tự nhiên của đại học Oxford cùng những người khác, đã cùng công bố những phát hiện trên tạp chí “Hành vi Sinh thái”.

Bà Zanette, giáo sư tại Khoa Sinh học của đại học Western cùng các cộng sự của bà đã làm thí nghiệm để chứng minh rằng các loài thú săn mồi nhỏ, như con lửng, cáo và gấu trúc Bắc Mỹ, những loài thú quen thuộc với loài người vì chúng sống xung quanh chúng ta, thật ra chúng đang thấy vô cùng khiếp sợ trước sự xuất hiện của con người xuất hiện ở khắp mọi nơi.

“Những nghiên cứu trước đây của chúng ta cho thấy rằng chính nỗi sợ các loài thú ăn thịt lớn hình thành nên hệ sinh thái của chúng ta. Những nghiên cứu mới đây lại cho rằng nỗi sợ con người lại lớn hơn, điều này dễ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, có nghĩa rằng con người đang làm đảo lộn hệ sinh thái ở mức độ nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng nhiều”, nhà sinh thái học Zanette giải thích. “Những kết quả này mang nhiều ý nghĩa đối với công cuộc bảo tồn, quản lí thế giới hoang dã cũng như việc ban hành các bộ luật và chính sách cần thiết.”

Khi những loài thú ăn thịt cỡ lớn còn là nỗi kinh hoàng đối với con mồi, chúng giúp cân bằng hệ sinh thái bằng cách ngăn các loài thú săn mồi cỡ nhỏ ăn hết sạch tất cả những gì chúng nhìn thấy. Và trong khi số lượng thú ăn thịt cỡ lớn trên thế giới đang tụt giảm dần, sự mất đi “nỗi sợ truyền thống” này khiến công cuộc bảo tồn sự cân bằng hệ sinh thái đáng lo ngại thêm. Nỗi sợ con người đã được coi là một sự thay thế, nhưng những kết quả nghiên cứu mới này cho thấy rằng về mặt bản chất con người khác những thú ăn thịt cỡ lớn và không dễ thay thế “chức năng sinh học” của họ.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu con lửng Châu Âu ở Wytham Woods, ngay bên ngoài đại học Oxford (Vương quốc Anh). Để làm thí nghiệm so sánh nỗi sợ hãi của chúng, nhóm nghiên cứu đã phát những âm thanh do gấu, sói, chó và của con người gây ra trong môi trường sống của chúng và ghi lại phản ứng của những con lửng này, bằng cách sử dụng những bộ loa và máy quay tự động được giấu kín. Trong khi tiếng động của gấu và chó sói có một vài tác dụng, chỉ cần nghe thấy tiếng con người nói chuyện trong các cuộc hội thoại, hay đọc các đoạn văn từ trong sách, đã khiến phần lớn các con lửng hoàn toàn không dám đi săn mồi, và cũng làm tụt giảm nghiêm trọng thời gian săn mồi của những chú lửng đủ dũng cảm để tiếp tục tiến ra ngoài – chỉ vì chúng nghe thấy âm thanh thấy âm thanh của con người.

Vân Trang (Theo ScienceDaily)