1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Cháy rừng ở miền Tây nước Mỹ đã tăng gấp đôi trong vòng 30 năm qua

(Dân trí) - Hiện tượng nóng lên toàn cầu đã làm cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi cháy rừng ở miền Tây Hoa Kỳ đã tăng lên gấp đôi trong vòng 30 năm qua – và vấn đề sẽ tiếp tục tồi tệ hơn cho đến khi cây cối cháy sạch.

Nhiệt độ không khí cao hơn đã sấy khô thảm thực vật và làm nó dễ cháy hơn. Trong khi 1 số vùng trên thế giới trở nên ẩm ướt hơn do khí hậu ấm lên, thì cháy rừng đã tăng mạnh ở các khu vực như Amazon, Indonesia và các khu rừng ở phía Bắc của Canada, đặc biệt các đám cháy ở bang California và Oregon (Mỹ) đã gia tăng dữ dội. .

Khói ở miền Tây nước Mỹ ngày 29/07/2016 (Ảnh: NASA)
Khói ở miền Tây nước Mỹ ngày 29/07/2016 (Ảnh: NASA)

Một nghiên cứu mới công bố ngày 10/10 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences đã chỉ ra mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu với việc gia tăng các vụ cháy rừng trong những thập kỷ gần đây.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà khoa học ở Đài quan sát Trái đất Lamont – Doherty của Đại học Columbia. Nghiên cứu cho thấy rằng, kể từ năm 1984 đến 2015, nhiệt độ cao và dẫn đến sự khô cằn đã làm đám cháy lan rộng thêm 41.000 km2 so với dự tính. Diện tích này lớn hơn cả 2 tiểu bang Massachusetts và Connecticut gộp lại và tương đương với diện tích của Đan Mạch. Các nhà khoa học cho rằng diện tích tăng thêm này gần gấp đôi so với diện tích sẽ bị cháy trong trường hợp nhiệt độ không tăng lên.

Có 8 hệ thống khác nhau đánh giá về độ khô cằn của rừng mà các tác giả đã sử dụng, trong đó có: chỉ số Khắc nghiệt hạn (Palmer Drought Severity Index – PDSI), Chỉ số cảnh báo cháy rừng Mac Arthurs (MacArthur Forest Fire Danger Index – FFDI) và Hệ thống đánh giá nguy cơ cháy của Canada (Canadian Forest Fire Danger Rating System). Sau đó, họ đã so sánh các hệ số đo này với các quan sát cháy rừng thực tế và các mô hình khí hậu quy mô lớn để ước tính ảnh hưởng của con người đến đến sự nóng lên của khí hậu.

Các dữ liệu cho thấy, 55% của sự gia tăng khô cằn dự kiến sẽ dẫn đến cháy rừng có thể là do con người làm ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu.

Đồng tác giả của nghiên cứu này, A. Park Williams – 1 nhà sinh khí hậu học làm việc tại Lamont – Doherty – nhận xét: Cho dù chúng ta cố gắng như thế nào, các đám cháy vẫn sẽ lớn hơn, và lý do thực sự rõ ràng. Khí hậu đang chạy 1 chương trình đã lập trình sẵn về cháy rừng. Chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng cho năm tới với các vụ cháy rừng còn lớn hơn trước đây.

Lính cứu hỏa chiến đấu với trận cháy rừng Soberness ở Rừng quốc gia Los Padres, California. Nó bắt đầu do 1 lửa trại bất hợp pháp ngày 22/7/2016 và vẫn còn tiếp tục cháy đầu tháng 10.
Lính cứu hỏa chiến đấu với trận cháy rừng Soberness ở Rừng quốc gia Los Padres, California. Nó bắt đầu do 1 lửa trại bất hợp pháp ngày 22/7/2016 và vẫn còn tiếp tục cháy đầu tháng 10.

Tuyên bố của các nhà khoa học cho biết các vụ cháy rừng ở các khu rừng phía tây bắt đầu tăng đột ngột trong những năm 1980, được đo bởi khu vực bị cháy, số đám cháy lớn, và độ dài của mùa cháy rừng.

Khí hậu ấm hơn đã gây ra các trân cháy rừng bằng cách làm khô đất. Không khí ấm hơn cũng có thể giữ ẩm hơn, vì vậy không khí hút hết độ ẩm của cây xanh, thảm thực vật, xác thực vật trên đất, và đất. Theo các nhà khoa học, từ năm 1970, nhiệt độ trung bình ở các khu rừng ở miền Tây nước Mỹ đã tăng khoảng 1,5 độ C và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng. Kết quả hiển nhiên là sẽ còn xảy ra nhiều vụ cháy hơn nữa.

Trận cháy rừng “Roaring Lion” đã phá hủy hơn 60 ngôi nhà và các tòa nhà khác cùng với hơn 8.000 ha rừng ở dãy núi Bitterroot của Montana trong tháng 7 và 8 (Ảnh: Mike Daniels)
Trận cháy rừng “Roaring Lion” đã phá hủy hơn 60 ngôi nhà và các tòa nhà khác cùng với hơn 8.000 ha rừng ở dãy núi Bitterroot của Montana trong tháng 7 và 8 (Ảnh: Mike Daniels)

Tác giả của nghiên cứu này cho rằng, về mặt tổng thế, các vụ cháy rừng từ những năm 1980 tới nay đã tăng gấp đôi do biến đổi khí hậu và một số nhân tố khác. Một trong số đó là sự dao động khí hậu tự nhiên kéo dài trên Thái Bình Dương đã làm các cơn bão tránh xa khỏi miền Tây nước Mỹ. Một nhân tố còn lại là: chính bản thân các cuộc chữa cháy. Các nhà nghiên cứu cho rằng bằng việc chữa cháy liên tục, chính quyền đã làm cho các khu vực được chữa cháy giữ lại các nhiên liệu khô hơn, và sau này khi bị cháy thì sẽ trở thành nhiên liệu cho các đám cháy thảm khốc hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng bổ sung rằng họ không tính đến 1 số nhân tố có thể là 1 phần của biến đổi khí hậu, ví dụ như hàng triệu cây bị chết do bọ cánh cứng ở miền Tây nước Mỹ, và giảm độ ẩm trong đất làm cho tuyết tan sớm hơn. Ngoài ra còn có các bằng chứng về việc thắp sáng – các tia lửa bất thường gây ra đám cháy - có thể gia tăng khí hậu ấm hơn.

Họ chỉ ra rằng, mọi thể loại cháy rừng đều đang gia tăng không chỉ trong nước Mỹ mà trên quy mô toàn cầu.

Và nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này tin rằng, các đám cháy rừng ở miền Tây nước Mỹ còn tiếp tục gia tăng trong nhiều năm.Williams và những người khác còn cho rằng thậm chí, nhiều cánh rừng ở miền Tây sẽ bị cháy rụi, và chúng sẽ làm cho các đám cháy dễ lan rộng hơn.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng không hề có dấu hiệu nào cho biết chúng ta dã đến gần sự kiện đó. Tôi nghĩ rằng việc gia tăng các đám cháy theo cấp số nhân vẫn còn tiếp tục ít nhất là trong vài thập kỷ tới.

Đồng thời, ông cũng cho biết điều đó có nghĩa là người dân nên rời khỏi đường đi của các đám cháy. Ông hoàn toàn lo lắng về việc sống trong các khu rừng chỉ có 1 còn đường vào và ra duy nhất.

Trong tháng 5 vừa rồi, một cơn bão lửa đã tàn phá 1 phần của Fort McMurray ở Alberta, Canada và khu vực quanh đó, buộc 80.000 người phải rời bỏ nhà cửa.

Robert Kelly ở Lasvegas, Nevada đã chụp được tấm ảnh này sau khi mặt trời lặn ngày 24/8/2016. Ông viết “Khói mù từ cháy rừng ở California đã bao phủ đến tận sao Thủy”
Robert Kelly ở Lasvegas, Nevada đã chụp được tấm ảnh này sau khi mặt trời lặn ngày 24/8/2016. Ông viết “Khói mù từ cháy rừng ở California đã bao phủ đến tận sao Thủy”

Will Ashley – Cantello, cố vấn trưởng về rừng của WWF – Anh quốc, phát biểu: nghiên cứu này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải ngừng sử dụng các nhiên liệu hóa thạnh và giảm việc chặt phá rừng. “Trừ phi chúng ta có hành động, nếu không xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục, và có thể cùng với biến đổi khí hậu hình thành nên 1 vòng lặp phản ứng lại: cháy rừng làm gia tăng biến đổi khí hậu, biến đổi khí hậu làm cháy rừng nhiều hơn”

Anh Thư (Tổng hợp)