Chất xúc tác mới tái chế hiệu quả cacbon dioxit thành chất dẻo

(Dân trí) - Kết hợp với công nghệ thu hồi cacbon, điều này có thể dẫn đến một cơ chế sản xuất màu xanh lá cây cực kỳ hấp dẫn, trong khi đó vẫn có thể tiêu hủy được các khí nhà kính gây hại.


Bề mặt của một chất xúc tác bằng đồng đỏ, cấu trúc nano chuyển cacbon dioxit thành Etylen.

Bề mặt của một chất xúc tác bằng đồng đỏ, cấu trúc nano chuyển cacbon dioxit thành Etylen.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp để chuyển đổi khí cacbon dioxit (CO2) thành chất dẻo.

Họ nói những phát hiện này có thể giúp chuyển đổi cacbon dioxit – nguyên nhân chính cho sự biến đổi khí hậu – làm cho cacbon dioxit không xâm nhập vào bầu khí quyển nữa.

Nó cũng giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Toronto, Đại học California, Berkeley và Tổ chức Nguồn ánh sáng Canada (CLS) đã thành công trong việc đưa ra các điều kiện lý tưởng cho việc chuyển đổi cacbon dioxit sang etylen.


Etylen được sử dụng để tạo ra polyetylen, chất dẻo được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

Etylen được sử dụng để tạo ra polyetylen, chất dẻo được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

Trọng tâm của thí nghiệm là các phản ứng giảm cacbon dioxit, từ đó có thể được sử dụng để chuyển đổi khí gas thành nhiều chất khác nhau.

Các kim loại khác nhau có thể được sử dụng làm chất xúc tác trong loại phản ứng này, nhưng các nhà nghiên cứu đã chọn đồng đỏ, vì việc sử dụng đồng đỏ có thể dẫn đến sản xuất được etylen.

Nhà khoa học Phil De Luna, một nhà nghiên cứu hàng đầu nói rằng:"Đồng đỏ là một loại kim loại kỳ diệu. Điều kỳ diệu là vì nó có thể tạo ra nhiều hóa chất khác nhau, như metan, etylen, và etanol, nhưng việc kiểm soát để nó tạo ra chất nào cũng không hề dễ dàng”.

Các nhà nghiên cứu đã thiết kế ra một chất xúc tác và xác định các điều kiện chính xác để tối đa hóa sản xuất etylen trong quá trình phản ứng, đồng thời giảm thiểu tối đa lượng khí metan và carbon monoxit.

Ông De Luna nói thêm: “Tôi nghĩ rằng tương lai chúng ta sẽ có đầy những công nghệ có thể khai thác giá trị từ cả chất thải. Thật thú vị vì chúng tôi đang nỗ lực để phát triển những phương pháp mới và bền vững để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai”

Các nhà nghiên cứu cho biết hiện giờ các kĩ sư đã có thể tạo ra một chất xúc tác để đáp ứng những điều kiện đó, và những phát hiện của họ có thể có tác động tích cực "đầy ấn tượng".

Tổ chức Nguồn Ánh sáng của Canada còn cho biết: "Cùng với công nghệ hấp thụ cacbon, điều này có thể dẫn đến cơ chế sản sinh ra màu xanh lá cây dùng cho các túi nhựa rất quen thuộc hàng ngày, mà vẫn có thể tiêu hủy được các khí nhà kính độc hại.

Hoàng Hằng

Theo Independent