Cầu lửa phát nổ tương đương 3 tấn TNT, có gây nguy hiểm cho Trái Đất?

Đoàn Trung Nam

(Dân trí) - Quả cầu lửa sáng gấp 10 lần Mặt Trăng vụt qua bầu trời miền Nam nước Mỹ và phát nổ, sóng xung kích của nó đã làm rung chuyển mặt đất.

Cầu lửa phát nổ tương đương 3 tấn TNT, có gây nguy hiểm cho Trái Đất? - 1

Sao băng vụt sáng trên bầu trời ba bang miền Nam nước Mỹ (Ảnh: Trust my sciences).

Hiện tượng xảy ra vào lúc 8h sáng ngày 27/4 (giờ địa phương). Sao băng nhanh chóng vụt sáng trên bầu trời ba bang miền Nam nước Mỹ, mang đến cảnh tượng choáng ngợp cho những người may mắn quan sát được từ Trái Đất. Nhiều người đã nhìn thấy một quả cầu lửa sáng gấp 10 lần Mặt Trăng vụt qua bầu trời miền Nam nước Mỹ và phát nổ, sóng xung kích của nó đã làm rung chuyển mặt đất.

Thiên thạch là vật thể rắn di chuyển trong không gian liên hành tinh, có kích thước nhỏ hơn nhiều so với một tiểu hành tinh, khi đâm vào Trái Đất sẽ phải đi qua bầu khí quyển bị đốt cháy và tan rã. Sự phát sáng của nó trên bầu trời được gọi là "Quả cầu lửa."

Các chuyên gia cho biết, vào lúc cực điểm vật thể này sáng gấp 10 lần Mặt trăng và tan rã trong một vụ nổ với lực tương đương 3 tấn thuốc nổ TNT. Cùng với đó, vụ nổ thiên thạch này cũng được phát hiện bởi Máy lập bản đồ tia chớp địa tĩnh (GLM), có nhiệm vụ ghi lại tất cả các sự kiện về sét.

Quả cầu lửa được phát hiện ở độ cao khoảng 140km trên sông Mississippi gần quận Alcorn, tiểu bang Mississippi (Mỹ). Khoảng 30 nhân chứng nhìn thấy vật thể này.

Một người dân địa phương cho biết: "Một quả bóng lửa màu cam, có kích thước bằng một quả bóng rổ, với một cái đuôi màu trắng phía sau." Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), vật thể này từ trên trời đo được có đường kính khoảng 30 cm, nặng khoảng 40 kg. 

Nó có thể di chuyển với tốc độ 88.500 km/h khi đi vào bầu khí quyển của chúng ta và rơi xuống một khu vực đầm lầy ở Louisiana, vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ, NASA cho biết thêm.

Theo các nhà khoa học, khi một vật thể đi vào bầu khí quyển của chúng ta, nó được gọi là "tia sáng" nếu độ lớn của nó nhỏ hơn -4, tương ứng với độ sáng của hành tinh Sao Kim được nhìn thấy trên bầu trời buổi sáng hoặc buổi tối. 

Sao băng này đặc biệt sáng, vì độ sáng của nó gần gấp 10 lần của Mặt Trăng. "Đây là một trong những sự kiện tuyệt vời nhất mà tôi từng thấy trong dữ liệu GLM," Bill Cooke, quản lý Cục Môi trường Meteoroid của NASA cho biết.

Sóng xung kích làm mặt đất rung chuyển, có gây nguy hiểm?

Một số cư dân ở Vicksburg, gần sông Mississippi, đã rất bất ngờ trước tiếng nổ lớn do thiên thạch gây ra. Một số người ban đầu tin rằng đã có sự cố xảy ra tại Trạm tạo hạt nhân Grand Gulf gần đó, song thông tin nhanh chóng bị Cơ quan quản lý khẩn cấp hạt Clairborne phủ nhận.

"Chính quyền địa phương và bang đang điều tra và xác nhận thông tin nhận được. Không có mối đe dọa nào đối với quận và không cần phải thực hiện hành động nào," một vị đại diện của cơ quan này cho biết.

Các nhân chứng khác của sự kiện này cũng nghi ngờ một sự cố liên quan đến vụ phóng tên lửa Space Crew 4, diễn ra trước đó cùng ngày từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida, Mỹ. Con tàu này đã hoàn thành sứ mệnh đưa bốn thành viên phi hành đoàn mới lên là nhiệm vụ tại Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Nhờ một số thiết bị theo dõi và cảm biến được lắp đặt trên hai vệ tinh của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia, NASA đã nhanh chóng xác nhận đây là một hiện tượng tự nhiên, có liên quan đến một mảnh vỡ của tiểu hành tinh.

Sự phân mảnh thiên thạch này tạo ra một năng lượng tương đương với 3 tấn thuốc nổ TNT, dẫn đến sóng xung kích lan truyền trên mặt đất; tất cả mọi người trong khu vực đều cảm nhận được ảnh hưởng từ vụ nổ và những rung động liên quan. 

Những mảnh đá của thiên thạch trôi dạt trên hành tinh của chúng ta thường đến từ các tiểu hành tinh hoặc sao chổi. Song quả cầu lửa xuất hiện trên bầu trời nước Mỹ có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với một ngôi sao băng có khối lượng thường nhỏ hơn một gam. 

Ngoài ra, vệt sáng của chúng bị đốt cháy khi đi qua bầu khí quyển của Trái Đất có thể nhìn thấy lâu hơn trên bầu trời. Theo NASA những sự kiện này không phải là hiếm với khoảng hơn 550 quả cầu lửa đã vụt qua bầu trời Trái Đất trong 30 năm qua.

Cầu lửa phát nổ tương đương 3 tấn TNT, có gây nguy hiểm cho Trái Đất? - 2
Một quả cầu lửa được người dân quay lại khi đâm vào Trái Đất vào khoảng 8h45 tối ngày 115/3/2015 tại Pháp (Ảnh: Franceinfo).

Một hiện tượng như vậy cũng đã được phát hiện rất gần đây ở Pháp vào ngày 16/4, khoảng 10h30 tối ( theo giờ địa phương), một quả cầu lửa đã được quan sát bởi gần 200 nhân chứng ở phía Tây Bắc của đất nước này và từ các nước láng giềng.

Hiện tượng này được ghi lại bởi năm máy ảnh của Mạng lưới quan sát Vũ trụ và quả cầu lửa của Pháp (FRIPON). Vật thể này có kích thước bằng một quả bưởi, khối lượng ước tính khoảng 2kg và có độ lớn gần bằng -8; nó đi vào bầu khí quyển của chúng ta với vận tốc hơn 45.000 km/h.

Vật thể này đã kết thúc "cuộc đua" ở độ cao khoảng 30km về phía tây bắc của quận Alençon, tỉnh Orne (Pháp). Theo các nhà khoa học, một số thiên thạch có thể đã chống lại sự xâm nhập vào khí quyển và nằm rải rác trên mặt đất. 

Theo trustmyscience.com