Cảnh báo nguy cơ cấy ghép não có thể “rò rỉ” thông tin nhạy cảm

(Dân trí) - Việc áp dụng cấy ghép não phục vụ mục đích y tế hiện đang được tiến hành, gây ra không chỉ các cuộc tranh luận về kỹ thuật, mà cả các cuộc tranh luận về đạo đức giữa cộng đồng khoa học.

Hiện tại, việc cấy ghép não chỉ được sử dụng cho mục đích y tế, bao gồm phục hồi chức năng cho những bệnh nhân bị liệt bị đột quỵ hoặc người bị động kinh, được cho có thể sớm được sử dụng để “hack” não người và rò rỉ thông tin nhạy cảm cho bên thứ ba, một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Hoàng gia có trụ sở tại London cảnh báo.

Cảnh báo nguy cơ cấy ghép não có thể “rò rỉ” thông tin nhạy cảm - 1
Các nhà khoa học vừa đưa ra cảnh báo về vấn đề cấy ghép não.

Các nhà khoa học kêu gọi chính phủ Anh mở một cuộc điều tra về việc sử dụng chip đọc trong mục đích thương mại có khả năng vi phạm nhân quyền bằng cách truy cập, theo dõi mọi người về suy nghĩ, cảm xúc của con người.

Các công ty có thể yêu cầu tình nguyện viên sử dụng thiết bị tiết lộ cảm xúc của họ, báo cáo cho biết. Nếu những suy nghĩ có thể được truy cập, chúng có thể được các tập đoàn sử dụng trong nỗ lực tiếp thị hàng hóa và dịch vụ hoặc bởi các chính trị gia hoặc nhà vận động tìm kiếm người đồng hành cho sự nghiệp của họ. Thậm chí, các nhà bảo hiểm sức khỏe cũng có thể sử dụng quyền truy cập vào dữ liệu thần kinh để từ chối bảo hiểm.

Trước đó, sự phát triển của phần mềm giao diện thần kinh ban đầu được liên kết với nhu cầu giúp đỡ, duy trì sự tương tác phục vụ những người bị tê liệt, gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần bằng cách cho phép giao tiếp trong trường hợp không có bàn phím hoặc cử chỉ, vì việc sử dụng bộ não đã được coi là đủ.

Vào tháng 7/2019, Elon Musk, CEO của Tesla và Space X tuyên bố rằng đứa con tinh thần khác của ông, Neuralink, sẽ bắt đầu thử nghiệm ở Mỹ bằng cách liên kết những người tham gia não bộ với máy tính hoặc điện thoại thông qua các điện cực siêu mịn. Các thử nghiệm, được thực hiện trên những bệnh nhân bị tê liệt hoặc di chuyển bị suy yếu, được cho sẽ bắt đầu muộn nhất vào năm 2020.

Mặc dù các loại công cụ AI này hiện chỉ được sử dụng cho mục đích y tế, nhưng các phát hiện của báo cáo tin rằng, triển vọng của giao tiếp thần giao cách cảm không còn xa và hậu quả của việc này có thể rất nguy hiểm.

Tiến sĩ Tim Constandinou, giám đốc nghiên cứu dự án giao diện thần kinh thế hệ tiếp theo cho rằng, đó có thể là một lựa chọn được thiết lập để cho phép mọi người đi lại sau khi bị tê liệt và giải quyết chứng trầm cảm kháng trị. Tuy nhiên, Constandinou cảnh báo, trong khi những tiến bộ như giao tiếp não-máy tính liền mạch dường như là một khả năng xa vời hơn nhiều, chúng ta nên hành động ngay để đảm bảo các biện pháp bảo vệ đạo đức và quy định đủ linh hoạt cho bất kỳ sự phát triển nào trong tương lai. Theo cách này, chúng ta có thể đảm bảo các công nghệ mới nổi được triển khai một cách an toàn và vì lợi ích của nhân loại.

Trang Phạm

Theo Sputnik